Cẩn trọng "tiền mất, tật mang" vì mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc

Mỹ phẩm là 1 trong những mặt hàng có thị trường tiêu thụ rất lớn. Chạy theo lợi nhuận, coi thường sức khỏe người tiêu dùng, không ít doanh nghiệp, hộ kinh doanh mỹ phẩm vẫn bất chấp nhập lậu, bán hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Liên tiếp phát hiện số lượng lớn mỹ phẩm giả, nhập lậu

Mới đây, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã bắt tại trận một xưởng sản xuất ở thôn Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội đang sang chiết, dán nhãn các sản phẩm mỹ phẩm, nước hoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Coco Chanel, Pink Lady Shower… Đáng chú ý, nhiều sản phẩm còn được sản xuất từ nhiều nguyên liệu hóa chất trôi nổi, đựng trong các xô, chậu.

Cẩn trọng
Cục Quản lý thị trường phát hiện xưởng "pha chế" mỹ phẩm, nước hoa giả

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện số lượng lớn vỏ hộp, tem nhãn thể hiện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm ở Hàn Quốc, Pháp... Chủ cơ sở sản xuất trên chưa xuất trình được bất cứ chứng từ, hóa đơn liên quan đến các nguyên liệu sản xuất và hàng hóa trên. Đội QLTT số 11 đã tạm giữ toàn bộ các phương tiện, máy móc và các sản phẩm mỹ phẩm, nước hoa trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Ước tính ban đầu giá trị hàng hóa tại cơ sở lên đến hàng tỷ đồng.

Trước đó, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) cũng thu giữ gần 2.300 sản phẩm các loại mỹ phẩm và các loại hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Boss, Levis, Chanel tại cơ sở kinh doanh có địa chỉ kinh doanh tại số 463 đường Phúc Diễn, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Vụ việc trên tiếp tục dấy lên tình trạng mỹ phẩm giả, nhập lậu đang “nóng” trong thời gian vừa qua. Hay mới đây, ngày 15/6/2021, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT tỉnh Ninh Bình) khám và tạm giữ nhiều hóa mỹ phẩm vận chuyển trên xe ô tô tải mang biển kiểm soát 79C-042.34 do ông Nguyễn Văn Lợi (địa chỉ: Suối Hiệp, Diên Khánh, Khánh Hòa) điều khiển chạy trên tuyến quốc lộ 1A hướng từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh. Qua quá trình khám phương tiện đã phát hiện xe đang vận chuyển hàng nghìn sản phẩm gồm: 60 hộp mỹ phẩm Jior niee loại 250g/hộp; 144 lọ nước hoa Karri loại 30ml/lọ; 65 hộp mỹ phẩm LANEIGE loại 3g/hộp; 100 túi bông tẩy trang Cotton PADS; 1.000 gói mặt nạ dưỡng da do nước ngoài sản xuất; 150 hộp mút tẩy trang không nhãn hàng hóa; 4.320 gói dầu gội đầu Dove loại 6g/gói; 4.320 gói dầu gội đầu Clear loại 6g/gói; 143 tuýp kem đánh răng Closeup loại 180g/tuýp; 144 tuýp kem đánh răng P/S loại 190g/tuýp. Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Văn Lợi không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Hay tại Lạng Sơn, qua nguồn tin cung cấp, ngày 15/6, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Lạng Sơn) chủ trì, phối hợp với Đội 389 tỉnh Lạng Sơn tổ chức khám phương tiện vận tải kiểm tra hàng hóa đang vận chuyển trên xe ô tô loại 16 chỗ có biển kiểm soát 19B-016.52. Tại thời điểm khám, phát hiện trong xe ô tô có cất giấu 01 loại hàng hóa thuộc nhóm hàng mỹ phẩm có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam gồm 980 bộ son môi nước ba mầu (3 thỏi/bộ) loại 22g/thỏi có tổng trị giá ước theo giá thị trường khoảng 49.000.000 đồng. Lái xe là ông Nguyễn Minh Nam, trực tiếp điều khiển phương tiện này sinh năm 1980, có địa chỉ thường trú tại phường Tân Dân, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ không xuất trình được hóa đơn chứng từ, giấy tờ liên quan đến toàn bộ số hàng hóa đang vận chuyển.

Cục QLTT Quảng Ninh cũng vừa xử phạt một chủ tài khoản bán mỹ phẩm lậu qua facebook; Cục QLTT Nghệ An tịch thu lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, gồm 1.200 mặt nạ dưỡng da, 280 lọ kem chống nắng với tổng trị giá 9.800.000 đồng; Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện, thu giữ trên 1.200 sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu nhập lậu...

Gần 3.000 thỏi son bị Đội QLTT số 6 tạm giữ.
Gần 3.000 thỏi son bị Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Lạng Sơn) thu giữ ngày 15/6

Tránh ham rẻ, tiền mất tật mang

Có thể nói, các loại mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, được rao bán tràn lan trên thị trường hiện nay. Nhiều người biết rõ rằng, sử dụng các mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây ra những hậu họa khôn lường đối với sức khỏe. Tuy nhiên, với tâm lý ham rẻ, một số người tiêu dùng vẫn bất chấp các nguy cơ, tìm mua các mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường.

Có cung mới có cầu, vì vậy mặc dù trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, phát hiện và xử lý hàng chục ngàn vụ việc vi phạm. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm vẫn đang diễn ra rất phức tạp. Tỷ lệ phát hiện, xử lý còn thấp, vi phạm diễn ra ngày một đa dạng với phương thức thủ đoạn tinh vi, phạm vi rộng từ thành thị đến nông thôn, miền núi.

Để ngăn chặn tình trạng kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm giả, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tối đa từ 50 - 70 triệu đồng tùy trường hợp hàng giả, tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng kinh doanh hàng mỹ phẩm giả thì người bán có thể bị xử phạt lên đến 100 - 140 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1 - 3 tháng và phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm. Như vậy, quy định mới đã tăng mức xử phạt hành chính lên gần gấp 2 lần so với mức phạt trước đây đối với sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả.

Tuy nhiên, liệu đây có phải chế tài đủ mạnh để “chặn” triệt để vấn nạn mỹ phẩm giả. Bởi, lợi nhuận “khủng” từ việc kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc còn cao gấp chục lần so với việc phạt hành chính. Nếu những sản phẩm không rõ nguồn gốc tuồn ra thị trường và đến tay người tiêu dùng sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo chuyên gia về da liễu, những trường hợp dùng phải mỹ phẩm giả đa phần sẽ bị dị ứng, kích ứng vì có thể trong mỹ phẩm đó chứa những chất độc với cơ thể, gây tổn hại da.

Chính vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời, thông báo đến các cơ quan chức năng nếu phát hiện nghi vấn mỹ phẩm giả, kém chất lượng; tránh tâm lý ham rẻ rồi lại “tiền mất tật mang”, vô tình tiếp tay cho các chủ cửa hàng kinh doanh kiếm lợi bất chính.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Xem thêm