Cẩn trọng khi ăn Bưởi với một số thực phẩm để tránh đột tử

Là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magie và chất xơ… rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có những người không nên ăn bưởi.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần ăn gì, uống gì tốt cho sức khỏe?

Những tác dụng tuyệt vời của trái bưởi

Bưởi là loại trái cây tốt cho sức khỏe. Bổ sung một ly nước ép bưởi hoặc 1 múi bưởi đã có thể giúp cơ thể nhận được lượng lớn vitamin C, kali, magie... Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra những tác dụng lớn của quả bưởi, đó là:

Cẩn trọng khi ăn Bưởi với một số thực phẩm để tránh đột tử
Bưởi rất tốt cho sức khỏe song có những người "đại kỵ" với bưởi

Tốt cho hệ miễn dịch

Ăn bưởi thường xuyên giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, do được bổ sung hàm lượng lớn vitamin C cùng các chất chống oxy hóa khác, hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm tổn thương tế bào do gốc tự do.

Trong 1 số nghiên cứu cho thấy, những người mắc chứng cảm lạnh thông thường khi bổ sung nhiều vitamin C thì thời gian hồi phục được rút ngắn đáng kể.

Ngoài hàm lượng vitamin C cao thì trong trái bưởi cũng chứa nhiều vitamin A có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh truyền nhiễm, cải thiện tình trạng viêm sưng.

Hỗ trợ điều trị sốt rét

Bưởi hoặc nước ép bưởi đều giàu quinine tự nhiên – một chất có lợi trong việc điều trị bệnh sốt rét. Quinine thuộc nhóm chất kiềm và đã được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh như sốt rét, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp và chứng chuột rút chân vào ban đêm.

Quinine không phải là một thành phần dễ tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, do đó bưởi trở thành một loại trái cây bổ dưỡng hiếm hoi chứa nó. Việc tinh chiết chiết xuất quinine từ ​​quả bưởi khá đơn giản, bằng cách đun sôi 1/4 quả bưởi và xay thành bột.

Hỗ trợ điều trị bệnh cúm

Các đặc tính gây chua có tên naringin trong bưởi giúp tăng cường hệ thống và đẩy mạnh quá trình tiêu hóa. Naringin cũng được coi là một flavonoid – nguồn chất chống oxy hóa mạnh có trong chế độ ăn uống hàng ngày. Flavonoid còn có tính kháng virus, kháng nấm men, kháng khuẩn, chống ung thư và chống viêm. Chính những điều này đã khiến bưởi trở thành một trong những thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh cúm.

Giảm sốt, hỗ trợ chữa cảm cúm thông thường

Nước ép trái bưởi cung cấp cho cơ thể lượng lớn vitamin C cùng nước, làm dịu cảm giác khó chịu khi bạn bị sốt. Cùng với đó, tác dụng tăng cường miễn dịch, bổ sung dịch cho cơ thể, hương vị thơm ngon dễ ăn nên bưởi là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang bị sốt hay mắc các bệnh cảm ốm thông thường.

Cải thiện chứng hạ đường huyết

Trong bưởi có chứa chất naringenin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, tăng độ nhạy của insulin. Điều này có lợi với các bệnh nhân tiểu đường, nếu ăn thường xuyên có thể làm giảm lượng glucose, hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường. Ở người không mắc bệnh, ăn bưởi thường xuyên cũng được khuyến cáo để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Những ai không bên ăn bưởi?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: Trong bưởi có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin C, kali, canxi, natri giúp phòng ngừa cảm cúm, thúc đẩy tiêu hóa, phân giải chất béo. Nước bưởi tươi có tác dụng hạ đường huyết nên những người mắc bệnh tiểu đường mà thường xuyên ăn loại trái cây này thì rất tốt. Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch. Việc ăn bưởi đều đặn mỗi ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, bưởi đào rất tốt cho tim vì có chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Tuy nhiên, những bệnh nhân có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bưởi. Bưởi cũng chứa nhiều vitamin C, acid và các chất hữu cơ làm tăng acid nên không thích hợp với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy.

Người bị bệnh thận phải chú ý kiêng khem trong ăn uống trái cây rất nhiều, trong đó có quả bưởi. Bưởi chứa nhiều kali nên khi ăn bưởi sẽ khiến lượng kali trong cơ thể tăng nhanh, gây áp lực lên thận, làm nguy hiểm thêm tình trạng suy giảm chức năng thận. Đặc biệt, khi thận yếu hoặc bệnh thận nặng, cơ thể không thể đào thải kali, ăn thêm bưởi có thể gây ra tim đập nhanh, rối loạn đa chức năng, thậm chí là gây tử vong.

Nhiều người thường thích ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi đói vì cho rằng bưởi có vị ngọt nên cung cấp năng lượng nhanh, hoặc uống bưởi khi đói sẽ giảm cân nhanh. Tuy nhiên, đó là cách nghĩ sai lầm gây hại cho cơ thể.

Thực chất, trong bưởi chứa một lượng axit tự nhiên rất lớn nên khi đói mà ăn hoặc uống nước bưởi sẽ làm hại dạ dày của bạn, khiến dạ dày bị tổn thương, cồn cào khó chịu trong người.

Người đang dùng thuốc nên cẩn trọng khi ăn bưởi

Trong trái bưởi chứa thành phần furanocoumarin, khi kết hợp với 1 số loại thuốc sinh ra các phản ứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không nên ăn bưởi khi đang dùng 6 loại thuốc: Thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống động kinh.

Trên thực tế tại một số bệnh viện đã từng ghi nhận có 1 vài trường hợp bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng đã bị ngộ độc vì ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi. Cụ thể, triệu chứng nhẹ thì đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim… còn nếu nghiêm trọng còn có thể dẫn đến đột tử.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, khi ăn bưởi và uống thuốc cùng một thời điểm có thể gây tương tác, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chất Furanocoumarin có trong trái bưởi cũng như các loại quả cùng họ khác, ảnh hưởng tới quá trình phân hủy thuốc trong cơ thể.

Trường hợp nghiêm trọng chất này trong bưởi có thể làm giảm khả năng hấp thu thuốc, tăng hàm lượng thuốc trong máu và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi bạn ăn khoảng 1 trái bưởi hoặc 200ml nước ép bưởi, nồng độ chất furanocoumarin có thể gây tương tác thuốc đáng kể và tác dụng không mong muốn.

Các loại thuốc thường có tương tác với bưởi bao gồm: Statin làm giảm cholesterol, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tim mạch, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm lo âu, thuốc ngăn chặn đào thải nội tạng, thuốc chống say tàu xe, thuốc kiểm soát động kinh, thuốc ho, thuốc thay thế hormone, thuốc giảm đau, thuốc điều trị rối loạn cương dương,...

Ngoài ra, không được ăn bưởi khi uống thuốc chống dị ứng, thuốc hạ huyết áp... bởi có thể gây đau đầu, loạn nhịp tim, thậm chí đột tử. Cùng với đó còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như dung dịch cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động