Thứ sáu 09/05/2025 19:10

Nội tạng món ăn nhiều dinh dưỡng nhưng tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe

Nội tạng động vật như lòng, gan, dạ dày là món ăn giàu đạm, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm gây hại cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều.

Không thể phủ nhận được một sự thật là nội tạng động vật có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Như trong tim, gan chứa nhiều vitamin A và chất sắt, rất có lợi với những người thiếu máu, trẻ em cũng như phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vì chứa nhiều cholesterol nên người cao tuổi không nên ăn quá nhiều.

Nội tạng động vật bao gồm các cơ quan tim, phổi, gan, dạ dày, bầu dục, ruột của động vật được sử dụng làm thực phẩm

Protein trong nội tạng động vật (trừ não và tủy) chiếm khoảng 16-22% trọng lượng. Nội tạng còn chứa nhiều chất béo, vitamin A, sắt, chống thiếu máu thiếu sắt, tăng cường sức đề kháng, duy trì khối lượng cơ bắp, mang lại cảm giác no lâu, nguồn cung cấp choline cho cơ thể. Người dân sử dụng thực phẩm này luộc, xào, nấu cháo hoặc nhiều món khác nhau.

Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng chứa nhiều đạm, axit bão hòa, cholesterol. Khi cơ thể hấp thụ nhiều các chất đó gây ra các bệnh lý về thành mạch - xơ cứng thành mạch (đặc biệt mạch vành), cao huyết áp… Bởi vậy, có một số nhóm nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này như người cao tuổi, béo phì, mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa, gout.

Phụ nữ có thai cũng là nhóm đối tượng thận trọng khi ăn các loại nội tạng dù đó là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, đặc biệt là gan.

Trong thời kỳ trong bụng mẹ, thai nhi rất cần được cung cấp thêm vitamin A. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy khi mẹ hấp thụ hơn 10.000 IU vitamin A mỗi ngày, trẻ bị dị tật bẩm sinh cao hơn 80% với mẹ dùng dưới 5.000 IU. Vì vậy, các thai phụ cần hết sức thận trọng, đặc biệt nếu đang dùng các chất bổ sung chứa vitamin A.

Lưu ý, cần chọn nội tạng còn tươi từ động vật có nguồn gốc rõ ràng, không bị bệnh. Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã nhiều lần thu giữ các sản phẩm từ nội tạng động vật không rõ nguồn gốc giấy tờ được đưa ra thị trường. Người tiêu dùng có thể bị ngộ độc ngay hoặc lâu dần mắc các bệnh lý khác nếu dùng thực phẩm không an toàn.

Nội tạng mua về cần sơ chế cẩn thận, rửa sạch bằng muối, chanh, chần nước sôi trước khi nấu. Gan, bầu dục, tim cần cắt hết phần hôi, màng mỡ bám vào. Nấu chín kỹ, không ăn lòng tái, sống. Khi lòng thừa, bạn không nên để qua đêm vì đây là thực phẩm giàu đạm dễ nhiễm vi sinh vật.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn lòng hàng ngày. Người lớn nên ăn nội tạng động vật 2-3 bữa/tuần, tương đương 50 - 70g mỗi lần. Trẻ em ăn 1-2 bữa/tuần, tương đương 30 - 50g.

Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: chất dinh dưỡng

Tin cùng chuyên mục

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe