Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Quản lý ngoại thương:

Cần một đạo luật đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế!

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội XIV, ngày 27/10, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Công Thương trình bày tờ trình và chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Quản lý ngoại thương, các đại biểu Quốc hội đã làm việc tại tổ cho ý kiến vào dự án luật. Ghi nhận của phóng viên, đa số đại biểu tán thành với nội dung dự án luật và đề nghị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

Cần một đạo luật có tính định hướng rõ ràng

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình Dự án Luật Quản lý ngoại thương trước Quốc hội, khẳng định tính cần thiết ban hành Luật Quản lý ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trong suốt quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 1995, Việt Nam đã liên tục cải thiện chính sách, công cụ pháp luật để thực hiện quản lý ngoại thương phù hợp với điều kiện hội nhập.

Sau khi gia nhập WTO, chúng ta vẫn đang nỗ lực hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế để tận dụng tối đa cơ hội hội nhập đồng thời hạn chế những bất lợi về vị thế và năng lực cạnh tranh. Nhờ đó, hoạt động ngoại thương trong thời gian qua diễn ra sôi động và có đóng góp nhất định cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, dù công tác quản lý nhà nước về ngoại thương đã chặt chẽ, thông suốt, minh bạch và hiệu quả hơn, song chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này còn một số điểm chưa hoàn chỉnh, cần tiếp tục hoàn thiện.

Cụ thể, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan chưa thể hiện rõ yêu cầu hội nhập, công tác quản lý nhà nước về ngoại thương chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

Ngoài ra, có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật cùng quy định quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương dẫn đến tản mát, thiếu sự đồng bộ, thống nhất về cùng một biện pháp; một số văn bản có quy định về cùng một vấn đề nhưng khác nhau về nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, biện pháp xử lý.

Cần một đạo luật đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế!
Cho ý kiến vào dự án Luật, đa số đại biểu tán thành tính cần thiết phải ban hành Luật Quản lý ngoại thương

“Việc có quá nhiều văn bản cùng quy định hoạt động ngoại thương dẫn đến sự thiếu minh bạch, rủi ro cho tổ chức, cá nhân trong áp dụng chính sách quản lý hàng hóa (ví dụ như không có danh mục hàng hóa cấm thống nhất mà mỗi luật và các văn bản hướng dẫn có quy định về cấm..)” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá và cho biết thêm, bên cạnh đó, nhiều biện pháp quản lý ngoại thương được quy định ở hình thức văn bản dưới luật thiếu minh bạch, hạn chế, cản trở quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân theo tinh thần Hiến định...

Do đó, việc xây dựng một đạo luật về quản lý ngoại thương có tính định hướng rõ ràng, phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước, ổn định, minh bạch, thống nhất, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết. Đồng thời, đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương thuận lợi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thẩm tra dự án Luật Quản lý ngoại thương, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh khẳng định, Ủy ban Kinh tế tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý ngoại thương nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động ngoại thương; tăng cường công cụ quản lý nhà nước về ngoại thương, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, phù hợp với các cam kết quốc tế.

“Việc ban hành Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, góp phần hoàn thiện chính sách phát triển ngoại thương, tạo lập chính sách phòng vệ thương mại linh hoạt và phù hợp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khẳng định.

Xác định rõ quan điểm xây dựng Luật

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, quan điểm, nguyên tắc xây dựng dự án Luật Quản lý ngoại thương được xác định một cách rõ ràng là thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương đã được nêu tại Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương hiệu lực, hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động ngoại thương của thương nhân và tính cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ, hỗ trợ sản xuất trong nước.

Dự án Luật được xây dựng theo hướng quy định rõ ràng hệ thống, nguyên tắc, thẩm quyền áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương, các quyền, nghĩa vụ mà thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện với Nhà nước cũng như hiện thực hóa tinh thần “cơ quan Nhà nước chỉ được thực hiện những gì pháp luật cho phép”. Dự án Luật được xây dựng trên nguyên tắc và theo quan điểm chỉ đạo là cải cách thủ tục hành chính, duy trì môi trường kinh doanh thuận lợi theo hướng hệ thống hóa, hài hòa hóa các thủ tục hành chính có liên quan.

Dự án Luật Quản lý ngoại thương cũng được Ban soạn thảo xây dựng với mục tiêu hoàn thiện để phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới.

Tán thành quan điểm của Ban soạn thảo, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, dự án Luật đã được chuẩn bị công phu trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật thương mại năm 2005, rà soát các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, đối chiếu với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động ngoại thương. Hồ sơ dự án Luật cơ bản tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên theo Ủy ban Kinh tế, để đảm bảo chất lượng Luật cũng như tính khả thi sau khi ban hành, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát sự phù hợp của dự án Luật với Hiến pháp, các văn bản pháp luật khác có liên quan, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên bảo đảm quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; công khai, minh bạch danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tránh có sự mâu thuẫn, chồng chéo với các luật khác; luật hóa tối đa các quy định của các văn bản dưới luật đã được kiểm nghiệm có tính ổn định trong thực tiễn; giảm bớt các điều giao Chính phủ quy định chi tiết; rà soát những điều chỉ có nội dung giải thích từ ngữ, bố cục chương, mục, tiểu mục ngắn gọn, chặt chẽ.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Ngay sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra trên Hội trường, các đại biểu Quốc hội đã về tổ để tiếp tục thảo luận các vấn đề liên quan đến dự thảo Luật Quản lý ngoại thương.

Qua nghiên cứu sâu và thận trọng dự thảo Luật, đại biểu Phạm Minh Chính (Đoàn Quảng Ninh) nhấn mạnh, cần thiết kế luật trên quan điểm phân cấp, phần quyền rõ ràng.

Cần một đạo luật đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế!
Đại biểu Phạm Minh Chính: Luật Quản lý ngoại thương phải đảm bảo vừa bảo vệ hàng hóa và nền sản xuất trong nước, vừa bảo vệ môi trường sinh thái

“Một việc thì chỉ một cơ quan làm, một cơ quan chịu trách nhiệm” – đại biểu Chính nói và phân tích thêm, nếu quy định một việc nhiều cơ quan cùng làm, cùng chịu trách nhiệm thì cuối cùng không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính. Đây cũng chính là hiện thực hóa tinh thân cải cách hành chính của chúng ta.

Góp thêm ý kiến vào dự thảo Luật, vị đại biểu Quảng Ninh cho rằng, không nên để Chính phủ quy định quá nhiều vấn đề trong luật mà nên cụ thể hóa ngay trong luật để giảm bớt áp lực dồn việc lên Chính phủ (dự thảo luật quy định 19 vấn đề do Chính phủ quy định chi tiết).

“Cái gì cấm thì ta đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho nhân dân, xã hội, doanh nghiệp sáng tạo” - nhắc lại quan điểm chủ đạo trong công tác xây dựng pháp luật, đại biểu Phạm Minh Chính cho rằng, thực hiện theo hướng nay sẽ giảm bớt thủ tục và thời gian của cơ quan hành chính.

Đại biểu Chính cũng đưa ra yêu cầu rất quan trọng cần phải có trong Luật Quản lý ngoại thương là vừa bảo vệ hàng hóa và nền sản xuất trong nước vừa bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là đối với việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Đặc biệt, theo đại biểu Phạm Minh Chính Ban soạn thảo cần bổ sung ngay trong luật các quy định khung đối với các hoạt động kinh tế xuyên biên giới và để cho các địa phương căn cứ vào các quy định khung này để áp dụng một cách sáng tạo, có lợi nhất cho địa phương, đảm bảo được lợi ích của quốc gia, của đối tác và của nhân dân. “Chứ cái gì cũng phải cấp quota, cái gì cũng phải đi xin thì rất khó thực hiện” - đại biểu Phạm Minh Chính nói.

Cần một đạo luật đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế!
Đại biểu Phạm Thị Thu Trang: Thời gian vừa qua, rất nhiều thương nhân nước ngoài vào nước ta mua bán hàng hóa không lành mạnh, làm "loạn" thị trường

Cũng trong phiên thảo luận, các đại biểu Lê Minh Chuẩn (Đoàn Quảng Ninh) và Phạm Thị Thu Trang (Đoàn Quảng Ngãi) thống nhất đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, xem xét quy định về chế tài đối với thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam.

“Thời gian dài vừa qua, các đối tượng này đã có những hoạt động mua bán hàng hóa không lành mạnh, làm loạn thị trường Việt Nam” - đại biểu Trang nêu thực trạng và liệt kê, rất nhiều thương nhân nước ngoài vào Việt Nam thu mua ồ ạt các loại nông sản, thủy sản trong một thời gian rồi đột ngột dừng không thu mua nữa đã gây thiệt hại rất lớn cho người nông dân.

Trong khi đó, đại biểu Lê Minh Chuẩn cho biết, hiện chế tài điều chỉnh đối với thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam đã quy định Nghi định 90, Thông tư 28... Tuy nhiên chế tài xử lý đối với đối tượng này khi vi phạm là quá nhẹ.

Do đó, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần điều chỉnh trong dự thảo Luật Quản lý ngoại thương theo hướng tăng nặng chế tài xử lý và có quy định cụ thể, chi tiết về quyền xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam.

Ở khía cạnh khác, đại biểu Đỗ Thị Lan (Đoàn Quảng Ninh) cho ý kiến vào quy định chính sách quản lý hoạt động ngoại thương đối với các đơn vị hành chính đặc biệt, theo đó, dự thảo nên quy định chung tại một điều và thể hiện đầy đủ về thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan từ cấp Chính phủ, Bộ, ngành đến địa phương.

Về quy định cấp hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu, đại biểu Lan cho biết, hiện nay công tác này được Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện. Tuy nhiên, theo đại biểu, không phải tất cả các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu đều do Bộ Công Thương cấp hạn ngạch mà với một số mặt hàng có ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô, dầu thô, than và một số mặt hàng khác thì nên quy định theo hướng, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành tham mưu nhưng quyết định cuối cùng phải do Chính phủ quyết định.

Sau phiên thảo luận tại tổ ngày hôm nay, theo dự kiến chương trình, vào ngày 7/11, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Quản lý ngoại thương.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Phát triển công nghiệp nền tảng có lợi thế, công nghiệp xanh tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Phát triển công nghiệp nền tảng có lợi thế, công nghiệp xanh tại Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động