Thứ hai 25/11/2024 09:39

Các nền kinh tế G20: Tỷ lệ hạn chế thương mại mới tăng gấp đôi

Ngày 4/7, WTO đã công bố Báo cáo giám sát lần thứ 19 của WTO về các biện pháp thương mại của Nhóm G20 trong giai đoạn từ giữa tháng 10/2017 đến giữa tháng 5/2018, cho thấy các biện pháp hạn chế thương mại mới từ các nền kinh tế G20 đã tăng gấp đôi so với giai đoạn rà soát trước.

Báo cáo cũng cho thấy, các nền kinh tế G20 tiếp tục thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại với tỷ lệ tăng nhẹ. Theo Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo, các kết quả của báo cáo sẽ là “mối quan tâm thực sự” đối với cộng đồng quốc tế. Các nền kinh tế G20 bao gồm: Achentina, Australia, Braxin, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico, Liên bang Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu.

Có tổng cộng 39 biện pháp hạn chế thương mại mới được áp dụng ở các nền kinh tế G20 trong giai đoạn rà soát, bao gồm tăng thuế quan, thủ tục hải quan chặt chẽ hơn, áp thuế mới và thuế xuất khẩu. Điều này tương đương với trung bình gần 6 biện pháp hạn chế mỗi tháng, cao hơn đáng kể so với 3 biện pháp được ghi nhận trong giai đoạn rà soát trước đó. Các nền kinh tế G20 cũng thực hiện 47 biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho thương mại trong giai đoạn này, bao gồm xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, cắt giảm thuế nhập khẩu. Trung bình gần 7 biện pháp thuận lợi hóa mỗi tháng, mức này cao hơn một chút so với 6 biện pháp được ghi nhận trong giai đoạn báo cáo trước (từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10/2017).

Đáng chú ý là mức độ thương mại ước tính của các biện pháp thuận lợi hóa thương mại do G20 thực thi (82,7 tỷ USD) vượt quá mức độ thương mại của các biện pháp hạn chế nhập khẩu (74,1 tỷ USD), nhưng xấp xỉ một nửa mức độ thương mại được báo cáo cho các biện pháp này cùng kỳ giai đoạn 2016-2017. Phạm vi các biện pháp hạn chế nhập khẩu lớn hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2016-2017. Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevêdo cho rằng “sự gia tăng đáng kể các biện pháp hạn chế thương mại mới trong các nền kinh tế G20 sẽ là mối quan tâm thực sự đối với cộng đồng quốc tế. các biện pháp hạn chế bổ sung cho thấy tình trạng tệ hơn trong các quan hệ thương mại. Sự leo thang liên tục này đặt ra nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đối với tăng trưởng và phục hồi ở tất cả các quốc gia, WTO mong muốn các nhà lãnh đạo G20 kiềm chế trong việc áp dụng các biện pháp mới”.

Về các biện pháp phòng vệ thương mại và so với giai đoạn trước, báo cáo rà soát cho thấy sự gia tăng nhẹ các cuộc điều tra của G20 và gia tăng đáng kể các hành động phòng vệ thương mại. Việc điều tra phòng vệ thương mại chiếm 49% các biện pháp thương mại được ghi nhận, với điều tra chống bán phá giá chiếm gần 80% các biện pháp phòng vệ. Giá trị thương mại ước tính 52,3 tỷ USD và cao hơn đáng kể so với hai báo cáo rà soát trước đó. Phạm vi thương mại của các biện pháp phòng vệ được ghi nhận trong giai đoạn rà soát ước tính 6,2 tỷ USD. Các biện pháp này không được phân loại thành hạn chế thương mại hay thuận lợi hóa thương mại. Các lĩnh vực chính bị ảnh hưởng bởi điều tra phòng vệ thương mại là sắt, thép, nhựa và sản phẩm từ nhựa, xe cộ, phụ tùng, linh kiện và các sản phẩm của sắt thép.

Từ các kết quả đó, Báo cáo rà soát nhận định một số vấn đề lớn đối với thương mại toàn cầu hiện nay:

Thứ nhất, Báo cáo này bao gồm các biện pháp liên quan đến thương mại và thương mại mới được thực thi ở G20 từ ngày 16/10/2017 đến 15/5/2018, cho thấy một số xu hướng quan trọng trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu. Trong khi các nền kinh tế G20 tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy thương mại, xu hướng đáng lo ngại hơn trong giai đoạn này là sự gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại đã đến vào thời điểm gia tăng căng thẳng thương mại và vấn đề liên quan. Đây thực sự là quan ngại chung của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, tại một thời điểm mà nền kinh tế toàn cầu cuối cùng đã bắt đầu tạo ra đà tăng trưởng kinh tế bền vững sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một số bất ổn tạo ra từ việc gia tăng các hành động hạn chế thương mại có thể gây gián đoạn sự phục hồi kinh tế. Hệ thống thương mại đa phương được xây dựng để giải quyết những vấn đề như vậy và có công cụ để thực hiện điều đó. Tuy nhiên, sự leo thang hơn nữa có thể mang những rủi ro tiềm tàng cho hệ thống. Khả năng phụ hồi kinh tế đang đối mặt với những thách thức này sẽ phụ thuộc vào từng thành viên. Các nền kinh tế G20 phải sử dụng tất cả các phương tiện cần thiết để xử lý tình trạng này và đẩy mạnh việc phục hồi kinh tế.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga