Thứ hai 25/11/2024 00:16

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu.

Sáng ngày 7/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024.

Hội thảo thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024

Tại Hội thảo, ông Jeong In-Sik - Cục trưởng Cục Bảo vệ Sở hữu trí tuệ và Hợp tác quốc tế Hàn Quốc cho rằng, hai nước Việt Nam - Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, điều này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.

Cũng theo ông Jeong In - Sik, Việt Nam là đất nước trẻ, năng động với tốc độ tăng trưởng nhanh. Do ảnh hưởng từ việc mở cửa giao lưu cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng từ các giao dịch trực tuyến, trên thị trường Việt Nam hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm hàng giả thương hiệu của Hàn Quốc.

“Việc sử dụng hàng giả hay những sản phẩm chưa được kiểm chứng không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự an toàn của người tiêu dùng Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn là vấn đề của cả chuỗi cung ứng toàn cầu” - ông Jeong In-Sik nhấn mạnh.

Ông Jeong In - Sik cho biết, tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu

Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần sự hợp tác giữa các quốc gia. Chính vì vậy, sự kiện được tổ chức nhằm tìm ra các giải pháp, góp phần ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả thương hiệu Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam góp phần bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho người tiêu dùng Việt.

Cũng tại Hội thảo, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - cho rằng, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, bởi chưa bao giờ các sản phẩm của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều và được ưa chuộng như hiện nay.

Song, đi liền với sự ưa chuộng của người tiêu dùng là vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, đặc biệt là việc xâm phạm nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu của Hàn Quốc diễn ra càng ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam.

Do vậy, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh đánh giá cao sáng kiến của các cơ quan chức năng Hàn Quốc trong việc phối hợp tổ chức hội nghị nhằm giúp các lực lượng chức năng Việt Nam trang bị kiến thức trong việc phân biệt hàng thật - hàng giả, từ đó, giúp tăng cường việc phòng ngừa, phát hiện, cảnh báo sớm các hành vi vi phạm.

Ông Trần Hữu Linh cho rằng, việc phòng ngừa, phát hiện sớm những vi phạm, giả mạo xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết

Việc phòng ngừa, phát hiện sớm những vi phạm, giả mạo xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết đối với các lực lượng chức năng, nhất là trong bối cảnh việc mua sắm online trở nên phổ biến. Bên cạnh mặt tích cực, đây cũng là những nguy cơ để hàng hóa nói chung cũng như các loại sản phẩm giả mạo xuất xứ Hàn Quốc dễ dàng phân phối tại thị trường Việt Nam” - Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ.

Cũng theo ông Trần Hữu Linh, trong những năm qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác tại Việt Nam kiểm tra, xử phạt nhiều đối tượng kinh doanh sản phẩm giả mạo của Hàn Quốc. Trong thời gian tới, Tổng cục cam kết cùng với các lực lượng chức năng của Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc để phát hiện, phòng ngừa sớm, xử lý các vụ việc gian lận hàng hóa của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, giữ được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư của Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như các Cơ quan Chính phủ Hàn Quốc thường xuyên giữ mối liên lạc, đồng thời cập nhật kịp thời về các sản phẩm của Hàn Quốc để các lực lượng chức năng tại Việt Nam có điều kiện thuận lợi phát hiện sớm các hành vi vi phạm.

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Một số sản phẩm được trưng bày, giới thiệu giúp khách mời có thêm kiến thức nhận diện, phân biệt thật - giả

Chưa bao giờ các sản phẩm của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều và được ưa chuộng như hiện nay. Song, đi liền với đó là vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, đặc biệt là việc xâm phạm nguồn gốc xuất xứ

Tại Hội thảo, đại diện 10 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc như: Everpia, SamSung, aT, Amore, Cuckoo, CJ, Dorco, Lines, Huyndai, Iconix đã trực tiếp chia sẻ với đại diện các lực lượng chức năng về tình hình vi phạm nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại các thị trường, trong đó có Việt Nam; qua đó đưa ra các dấu hiệu cũng như cách thức nhận diện, phân biệt hàng thật - hàng giả của mỗi thương hiệu, nhằm giúp lực lượng chức năng phát hiện sớm các hành vi vi phạm trên thị trường.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: buôn bán hàng giả

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024