Thứ ba 29/04/2025 00:37

Cà Mau chính thức xác nhận có ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

Sở Y tế tỉnh Cà Mau xác nhận có ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn. Người đàn ông này 36 tuổi, ở xã Định Bình, TP. Cà Mau.

Ngày 19/2/2024, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nên đi khám và điều trị tại một phòng khám đa khoa tư nhân, được cho thuốc uống 3 ngày nhưng tình trạng không giảm, xuất hiện nhiều bóng mủ, rải rác ở mặt, cổ, cánh tay, bàn tay, bàn chân, cẳng chân...

Bệnh nhân sau đó chuyển đến khám tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ và được chẩn đoán nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ. Qua điều tra dịch tễ, gia đình bệnh nhân có 5 người, cha mẹ đi nước ngoài mới về khoảng 3 ngày và 2 người em đang sinh sống ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.

Ngày 28/2, qua kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau chính thức xác nhận có ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Người này là lao động tự do và hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Những người thân đang được cách ly theo dõi, chưa có dấu hiệu bệnh.

Để kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Cà Mau đã tăng cường công tác khử khuẩn, điều tra dịch tễ đối với những người tiếp xúc gần để phát hiện sớm ca mắc mới, kịp thời cách ly điều trị.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cũng tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn; phát hiện sớm, tiến hành điều tra làm rõ yếu tố dịch tễ liên quan; điều tra, truy vết, xác định tất cả người tiếp xúc gần. Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp truyền thông phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ tại cộng đồng bằng nhiều hình thức.

Đậu mùa khỉ là bệnh tái nổi, lây nhiễm ở nhiều nước trên thế giới từ giữa năm 2022 đến nay. Tính đến cuối năm ngoái, Việt Nam ghi nhận 117 ca đậu mùa khỉ tại 10 tỉnh thành phía Nam, trong đó 6 người tử vong (tỷ lệ 5,1%).

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần. Các nốt ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục...

Các tổn thương ngoài da có thể dao động từ một cho đến vài nghìn. Giai đoạn đầu, các tổn thương phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy, hình thành một lớp da mới. Người có triệu chứng nghi của bệnh đậu mùa khỉ, tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa khỉ cần chủ động liên lạc hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Đậu mùa khỉ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ Công an phát động thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Thời khắc lịch sử đi đến 'Con đường thống nhất'

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đền thờ anh hùng liệt sĩ tại hồ Kẻ Gỗ: Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Đoàn Thanh niên Chính phủ làm chủ AI, tiên phong trong chuyển đổi số

Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Du khách háo hức check-in Dinh Độc Lập, Bến Bạch Đằng dịp lễ 30/4

Nén tâm nhang gửi Đại tá, Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo

Hàng vạn du khách đổ về Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 4 lịch sử

Ký ức ngày giải phóng của cựu tù binh Côn Đảo

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước còn bao nhiêu xã, phường?

Tân Sơn Nhất dự kiến đón hàng nghìn chuyến bay dịp lễ 30/4-1/5

Hồi ức ngày giải phóng của nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Nâng cấp di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

Vị trí 'vàng' xem trình diễn drone trên sông Sài Gòn vào tối nay

Thông tin mới về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp