Thứ tư 14/05/2025 22:55

Bước đi chiến lược để trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao

Ngày 10/6/2020, Công ty TNHH Vonfram Masan (MTC), công ty con do Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (MSR) sở hữu 100% vốn đã công bố hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck Group GmbH (HCS). Đây là bước đi chiến lược để MSR trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao.    

H.C. Starck là nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm vonfram công nghệ cao như: bột kim loại vonfram (tungsten metal powders) và vonfram các-bua (tungsten carbides). Doanh nghiệp này phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới với các tổ hợp sản xuất tại châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc. HCS có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng, cũng như vận hành các nhà máy hiện đại, tự động hóa cao để đảm bảo cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng vượt trội và ổn định. HCS có 105 bằng sáng chế (đã được cấp và đang đăng ký) và sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm vonfram hàng đầu như hợp chất vonfram có cấu trúc siêu mịn (ultrafine). Ngoài ra, nhờ vào các công nghệ đã được cấp bằng sáng chế độc quyền, HCS là một trong số ít các công ty trên thế giới có nền tảng tái chế vonfram toàn diện và thân thiện với môi trường…

Nguồn cung APT sơ cấp ổn định với giá thành thấp từ MSR kết hợp với năng lực tái chế của HCS sẽ mang đến cho MSR lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Điều này giúp MSR tạo ra dòng tiền ổn định qua các chu kỳ thị trường, đồng thời mở rộng quy mô thị trường đầu ra lên 3.5 lần, từ 1,3 tỷ USD lên 4,6 tỷ USD. Với sự thành công của Giao dịch này, MSR chính thức trở thành nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm vonfram “midstream” cho các ngành công nghiệp quan trọng như : cơ khí chế tạo máy và công cụ, khai khoáng, ô tô, năng lượng, hàng không và công nghiệp hóa chất…

Giao dịch này không chỉ nâng tầm MSR trở thành công ty vật liệu công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam có quy mô toàn cầu, mà còn gia tăng vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường vonfram quốc tế nhờ vào nền tảng nghiên cứu phát triển và công nghệ hàng đầu thế giới. Đây là cơ hội để đào tạo và phát triển các chuyên gia kỹ thuật trong ngành vật liệu công nghệ cao của Việt Nam, như một phần trong quá trình toàn cầu hóa nền tảng kinh doanh của MSR.

Giao dịch đã được hoàn tất với sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền./.

Tháng 9/2019, Công ty TNHH Vonfram Masan (MTC), công ty con do Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (MSR) sở hữu 100% vốn, đã ký hợp đồng mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck GmbH (HCS). Masan Resources hiện là nhà cung cấp các khoáng sản quan trọng như vonfram, florit và bismuth, đang quản lý và vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim tại miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

PVCFC đạt chứng chỉ Cấp độ 1 tại thị trường Úc

VIMC - Ba thập kỷ vượt sóng vươn xa

PVCFC tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần VI (2025-2030)

EVNCPC có 5 sáng kiến được công nhận cấp Tập đoàn

VEAM: 35 năm 'giữ lửa' ngành cơ khí Việt Nam

Phú Mỹ đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam

Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu đầu tiên

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Petrovietnam: Sự chuyển mình chiến lược trong ngành công nghiệp, năng lượng

Petrovietnam khẳng định vai trò tiên phong chuyển đổi xanh, bền vững

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

AI, dữ liệu lớn và tương lai logistics số: Góc nhìn từ một doanh nghiệp tiên phong

PVCFC đột phá với Báo cáo Phát triển bền vững năm 2024

BSR nhận Hồ sơ FEED: Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất

PC Huế bảo dưỡng lưới điện trong ngày nghỉ lễ 1/5

Nestlé Việt Nam triển khai chương trình tôn vinh ẩm thực Huế

Công đoàn EVNGENCO2 thăm, tặng quà người lao động Thủy điện Trung Sơn

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025

TTC AgriS giữ vững & phát triển vùng nguyên liệu, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào canh tác mía