Thứ hai 25/11/2024 23:57

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Thị trường du lịch đã ấm lên

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, khách quốc tế năm nay đã đạt gần 1 triệu lượt, tăng 10 lần so với năm 2021, cho thấy thị trường du lịch đã ấm lên.

Cách nào thúc đẩy phục hồi thị trường du lịch ở Việt Nam?

Nêu câu hỏi chất vấn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Hải Anh - đoàn Đồng Tháp cho biết, du lịch chỉ có thể phục hồi hoàn toàn khi thị trường du lịch toàn cầu phục hồi.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến khó lường, một số quốc gia hiện vẫn chưa sẵn sàng mở cửa thị trường du lịch và vẫn hạn chế đi lại thì việc phối hợp hợp tác giữa Chính phủ các nước là hết sức cần thiết.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp cho vấn đề này và những đề xuất của Bộ với Chính phủ để có những chỉ đạo phù hợp giúp thúc đẩy hợp tác với các nước để sớm phục hồi thị trường du lịch toàn cầu, qua đó thúc đẩy phục hồi thị trường du lịch ở Việt Nam?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, trong đại dịch Covid-19, du lịch chịu tác động nhiều nhất. Tổ chức quốc tế cũng đánh giá riêng du lịch quốc tế đã thiệt hại 24.000 tỷ USD. Du lịch Việt Nam chưa tính toán chi tiết nhưng thiệt hại rất lớn vì hầu như phải đóng băng mọi hoạt động.

Sau khi Chính phủ cho phép mở cửa lại thị trường du lịch hoạt động bình thường, lượng khách nội địa có tăng lên và chúng ta cán đích về chỉ tiêu. "Khách quốc tế năm nay đã đạt gần 1 triệu lượt, tăng 10 lần so với năm 2021, cho thấy thị trường du lịch đã ấm lên" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Trong tình hình khách quốc tế ít, Việt Nam chọn giải pháp đẩy mạnh du lịch nội địa với các chương trình kích cầu. Nhiều địa phương có mức tăng trưởng cao, nhất là doanh thu từ lữ hành như Khánh Hòa, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Các dịch vụ theo ngành du lịch cũng có tăng trưởng.

Dù vậy, khách quốc tế đang là vấn đề khó khăn. Doanh nghiệp lữ hành cần có thời gian để kết nối lại thị trường. Các địa phương cũng cần làm mới sản phẩm du lịch để phù hợp với thị hiếu du khách sau dịch là điểm đến an toàn, chú ý nhiều hơn về nhu cầu văn hóa. Đồng thời, các bộ liên quan cần phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho khách du lịch đến Việt Nam.

"Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên cần sự vào cuộc của các bộ ngành. Chúng tôi hi vọng với giải pháp nêu trên, thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng lên" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cần làm mới sản phẩm du lịch và văn hóa

Cũng theo người đứng đầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến thời điểm này, so với các nước ASEAN thì số lượng khách đến Việt Nam không nhiều, nhưng cũng hơn một số nước Philippines, Campuchia và thấp hơn Thái Lan, Malaysia.

"Điều đó cho thấy chúng ta nên bình tĩnh tìm kiếm thị trường truyền thống" - Bộ trưởng chia sẻ và cho hay, 70% lượng khách quốc tế mà Việt Nam hướng đến là thị trường Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản và đang bị phụ thuộc vào chính sách phòng chống Covid-19 của các nước này.

Phản ánh tình trạng khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam còn rất thấp, đại biểu Đôn Tấn Phong - đoàn An Giang nhấn mạnh, khách du lịch quốc tế tới Việt Nam là một chỉ số rất quan trọng. Một đồng chí lãnh đạo Chính phủ có nhấn mạnh, chúng ta phải làm sao để khách quay lại nhiều hơn.

Đại biểu cho rằng, điều đó rất đúng nhưng trên thế giới có trên 7 tỷ người, những người có tiềm năng đi du lịch cũng mấy tỷ người, chỉ cần chúng ta làm ra các sản phẩm, mỗi người đến một lần, chúng ta đã có một thị trường lớn hơn rất nhiều.

“Bộ trưởng cho biết quan điểm mình về vấn đề này cũng như biện pháp cơ bản để phát triển du lịch quốc tế vào Việt Nam một cách bền vững?” - đại biểu Đôn Tấn Phong đề nghị.

Với câu hỏi này, Bộ trưởng cho biết, trước đại dịch Covid-19 do Việt Nam chưa có điều kiện đo đếm, tính toán, nên không thống kê xem có bao nhiêu khách trở lại.

Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch khảo sát thời điểm trước dịch thì 40% khách quốc tế được hỏi cho biết sẽ quay lại Việt Nam. Và cũng có nhiều tổ chức khác đánh giá chỉ 10% khách quốc tế trở lại Việt Nam.

Để khách đến, ông Hùng cho biết cần làm mới sản phẩm du lịch và văn hóa. “Nếu so sánh lợi thế thì Việt Nam không có lợi thế hơn các nước, nên khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ ăn nghỉ mà còn muốn tìm hiểu văn hóa, con người. Do đó, chúng ta cần đưa ra các sản phẩm phù hợp” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Nên để cơ quan báo, tạp chí quyết định diện tích quảng cáo trên báo in

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)