Thứ tư 13/11/2024 08:08

Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) hiện có 7 Chương và 80 Điều đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi của người dân và doanh nghiệp đến trước ngày 11/3/2022.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Từ khi ra đời đến nay, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn, trong đó có nhiều quy định quan trọng liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, các giao dịch có sự tham gia của nhiều bên hoặc có yếu tố nước ngoài...

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được giao tại Nghị quyết số 17/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội và Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 24/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đã chủ động, khẩn trương thực hiện các thủ tục theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) hiện có 7 Chương và 80 Điều. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có 6 Chương, 51 Điều. Dự thảo Luật hiện giữ nguyên 13 Điều khoản, sửa đổi 38 Điều khoản và bổ sung mới 29 Điều khoản, trong đó, bổ sung thêm 01 Chương về “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh”.

Để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương công bố toàn văn Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Dự thảo Tờ trình Chính phủ xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ý kiến góp ý gửi theo địa chỉ: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương; số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; email: mailto:bvntd@moit.gov.vn. Hạn lấy ý kiến: Trước ngày 11/3/2022.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Công khai danh sách 136 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 13 tỷ đồng

Lâm Đồng: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cấp 7 sổ đỏ trái luật

Công an Hà Nội truy tìm thanh niên nhận tiền chạy việc rồi 'mất hút'

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh shipper gọi điện lừa đảo

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế

Nghệ An: Công ty TNHH Phúc Thổ nợ thuế hơn 53 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại 2 dự án chợ Minh Phụng và Phú Lâm

Lào Cai: Ngừng sử dụng hoá đơn của Công ty Xây dựng và Thương mại Bắc Long do nợ thuế

Bộ Công an khám xét kho chứa titan của Công ty Chế biến khoáng sản Thân Gia

Hà Tĩnh: Cưỡng chế thuế hơn 4,7 tỷ đồng đối với Công ty vật liệu xây dựng Licogi 166

Công ty Hoàng Long Tuyên Quang nợ thuế hơn 4,5 tỷ đồng bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Đồng Nai: 3 công ty Bá Lộc, Công nghiệp Plus Việt Nam và Quốc tế Grande bị phạt hơn 1,2 tỷ đồng

Vì sao Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Vũng Tàu bị bắt?

Công an thành phố Hà Nội đánh sập trang phim lậu Fmovies với gần 50.000 phim xâm phạm quyền tác giả

Lạng Sơn: Công ty TNHH 8888 LS bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế hơn 5,9 tỷ đồng

Bộ Công an thông tin mới nhất vụ án Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, Tập đoàn Thuận An

Nghệ An: Công ty thương mại đầu tư Miền Bắc bị cưỡng chế nợ thuế hơn 3,2 tỷ đồng

Vì sao Công ty công nghệ mỏ Thanh Hóa bị bác đề xuất thăm dò mở rộng mỏ khoáng sản Vân Du?

Bà Rịa – Vũng Tàu: Bắt 1 nhân viên chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phú Mỹ

Lâm Đồng: Tạm giữ nhân viên quản lý bảo vệ rừng cấu kết với 'lâm tặc' khai thác lâm sản trái phép