Thứ hai 25/11/2024 18:03

Bộ Công Thương: Giá xăng dầu Việt Nam vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực

Hiện giá xăng dầu của Việt Nam chỉ bằng mức bình quân của thế giới, thấp hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Bộ Công Thương vừa có báo cáo bổ sung về tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, trong đó đã tập trung làm rõ hơn về tình trạng khan hiếm xăng dầu và việc điều hành giá xăng dầu trong nước thời gian qua.

Dù giá xăng dầu ở Việt Nam tăng nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với nhiều nước lân cận

Kịp thời khắc phục tình trạng khan hiếm xăng dầu

Báo cáo Bộ Công Thương nêu rõ, trong những tháng đầu năm 2022, một số cửa hàng (chỉ khoảng 20-30 cửa hàng tập trung ở một số tỉnh miền Nam trên tổng số gần 17.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước) ngừng bán hoặc bán hàng cầm chừng. Nguyên nhân được lý giải là do Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất do khó khăn về tài chính nên lượng giao hàng cho các thương nhân đầu mối bị sụt giảm (tháng 2 giảm 50%; tháng 3 giảm 20% trong khi Nghi Sơn chiếm 35-40 tổng cung xăng dầu cho cả nước).

Bên cạnh đó, giá thế giới tăng cao do cung giảm và gián đoạn, cầu tăng, biến động địa chính trị đặc biệt Nga-Ucraina, các nước nới lỏng tiền tệ và tài khóa nên giá hàng hóa cơ bản tăng mạnh). “Nguồn cung trên thế giới khan hiếm và chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam tăng mạnh”- báo cáo nêu rõ.

Trước thực trạng trên, Bộ Công Thương đã kịp thời thực hiện 4 nhóm giải pháp để khắc phục hiện tượng trên.

Bộ Công Thương lý giải, số lượng cây xăng ngừng bán hoặc bán hàng cầm chừng rất nhỏ, khoảng 30 cửa hàng ở khu vực phía Nam trên tổng số 17.000 cây xăng trên cả nước (tỷ lệ chiếm gần 0,2%), trong khi đó hơn 99,8% cây xăng dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì bán hàng bình thường và từ đó đến nay, chưa lần nào xảy ra hiện tượng thiếu xăng dầu, dù là cục bộ.

Nguồn cung xăng dầu trong nước được đảm bảo, cụ thể tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước năm 2022 khoảng 20,7 triệu m3, trong đó sản xuất trong nước khoảng 14,418 triệu m3, nhập khẩu khoảng 6,282 triệu m3). Nhu cầu xăng dầu quý II khoảng 5,2 triệu m3. Nguồn cung xăng dầu quý II khoảng 6,7 triệu m3 từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khoảng 1,8 triệu tấn, từ nhà máy lọc dầu Bình Sơn 1,9 triệu tấn, nguồn nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn, chưa kể 2,4 triệu m3 theo Quyết định bổ sung và nguồn tồn kho Quý I chuyển sang 1,5 triệu m3.

Với nguồn cung như trên sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quý II và tồn kho gối đầu sang quý III khoảng 1,5 triệu m3.

Giá xăng dầu ở Việt Nam vẫn thấp hơn Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc

Về điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương cho rằng cơ quan điều hành đã linh hoạt để bảo đảm giá xăng dầu trong nước theo xu hướng diễn biến của giá xăng dầu thế giới, nhưng mức tăng thấp hơn.

Để điều hành hiệu quả thị trường xăng dầu trong nước, đặc biệt là cố gắng neo giữ mức giá bán xăng dầu không tăng quá cao, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về đảm bảo nguồn cung, giữ ổn định thị trường, đồng thời đề xuất các chính sách cụ thể về mức thuế, phí, dự trữ.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã phối hợp thực hiện nhất quán, đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới.

Đồng thời, sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới.

Bên cạnh đó, sau hơn 10 lần điều chỉnh giá xăng từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu luôn có tăng, có giảm theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới. Song trong các lần điều chỉnh tăng giá gần đây, giá xăng dầu trong nước luôn có mức điều chỉnh tăng thấp hơn so với đà tăng của giá thế giới.

Giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới (giao dịch trên thị trường Singapore) dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 23/5/2022 so với đầu năm 2022 biến động tăng từ 42,90% đến 56,96% nhưng giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 23/5/2022 so với đầu năm 2022 chỉ tăng từ 25,89% - 42,40%.

Hiện giá của mỗi lít xăng RON95 là 30.657 đồng/lít (tương đương 1,32 USD/lít) bằng mức bình quân của thế giới (đứng thứ 86 trên tổng số 170 quốc gia), thấp hơn một số nước trong khu vực như Trung Quốc (1,35 USD), Thái Lan (1,43 USD), Lào (1,74 USD), Hàn Quốc (1,53 USD), Campuchia (1,39 USD) (theo số liệu của tổ chức Global Petro Price).

Tính chung, giá xăng dầu trong nước thời gian qua chỉ tăng trong khoảng 26-43% trong khi thế giới tăng từ 55-57%.

Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, việc điều hành giá xăng dầu nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ.

Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước, duy trì Quỹ Bình ổn giá để có dư địa điều hành giá trong thời gian tới; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày