Thứ bảy 23/11/2024 22:48

Bờ Biển Ngà - Đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi

Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, từ ngày 18-21/6/2019, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Bờ Biển Ngà Marcel Amon Tanoh sẽ thăm chính thức Việt Nam.    

Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Bờ Biển Ngà Marcel Amon Tanoh nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Marcel Amon Tanoh sẽ chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, hội đàm với Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và gặp gỡ, làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Điều là mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà

Là nước thuộc châu Phi, Bờ Biển Ngà hiện là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như: Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (UEMOA)...

Bờ Biển Ngà có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt có nhiều kim cương, măng gan và sắt, kinh tế chủ yếu của Bờ Biển Ngà là sản xuất nông nghiệp và các ngành phụ trợ. Ngoài ra, Bờ Biển Ngà được đánh giá là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về ca cao, cà phê, dầu cọ và từ vài năm nay nước này còn có thêm nguồn thu xuất khẩu từ dầu lửa ngoài khơi. Tuy nhiên, thu nhập của Bờ Biển Ngà vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp (70% dân số sống bằng nghề nông) và chính vì vậy, nền kinh tế Bờ Biển Ngà phụ thuộc lớn vào sự dao động của giá cả nguyên liệu thế giới và thời tiết.

Nền công nghiệp của Bờ Biển Ngà cũng khá phát triển như sản xuất lương thực, đồ uống, sản phẩm gỗ, lọc dầu, khai khoáng, lắp ráp ô tô, dệt may, phân bón, vật liệu xây dựng... Theo đánh giá, kinh tế Bờ Biển Ngà những năm gần đây tăng trưởng khá, đạt tốc độ trung bình 8% trong giai đoạn 2013-2017.

Việt Nam và Bờ Biển Ngà thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/10/1975, nhưng từ đó đến nay quan hệ hai nước hạn chế. Thời gian qua, hai nước phối hợp tốt trên các diễn đàn quốc tế, Bờ Biển Ngà ủng hộ Việt Nam ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020-2021, Việt Nam cũng ủng hộ Bờ Biển Ngà ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2018-2019).

Hai bên cũng đã ký kết nhiều văn bản hợp tác, như: Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (tháng 5/2014); Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ (18/4/2017). Hai nước hiện đang trao đổi về Hiệp định khung hợp tác, Hiệp định hợp tác Thương mại, Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư.

Theo Bộ Ngoại giao, hiện có khoảng 300 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Bờ Biển Ngà (chủ yếu làm nghề buôn bán, mở nhà hàng và cửa hàng ảnh tại Abidjan). Chính phủ Bờ Biển Ngà cũng đã chấp thuận cấp chứng nhận cho Hội người Việt Nam tại Bờ Biển Ngà để hoạt động hợp pháp.

Về quan hệ thương mại, Bờ Biển Ngà là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi (sau Nam Phi) với kim ngạch năm 2018 đạt 980 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 182,4 triệu USD và nhập khẩu 791,6 triệu USD (chủ yếu là điều và bông). Đối với lĩnh vực đầu tư, Việt Nam hiện có 1 dự án đầu tư sang Bờ Biển Ngà với tổng vốn đầu tư 895.000 USD, là dự án của Công ty cổ phần Long Sơn, cấp phép năm 2016, hoạt động trong lĩnh vực chế biến, phân phối, xuất nhập khẩu hạt điều thô.

Riêng lĩnh vực nông nghiệp, phía Bờ Biển Nga mong muốn hợp tác chuyển giao công nghệ chế biến điều thô và đề nghị Việt Nam đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến điều tại Bờ Biển Ngà. Đồng thời, Hiệp hội Bông và Điều Bờ Biển Ngà đang xúc tiến thành lập một văn phòng đại diện đặt tại TP. Hồ Chí Minh.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga