Thứ hai 25/11/2024 23:39

Bình Thuận: Một hồ tự nhiên dự kiến sẽ đầu tư thành hồ thủy lợi sau năm 2025

Theo UBND tỉnh Bình Thuận thì việc đặt tên “Công trình thủy lợi Hồ Biển Lạc” khiến hiểu nhầm đây là công trình hồ thủy lợi.

Thực tế, hồ Biển Lạc là hồ tự nhiên có từ lâu đời, sau năm 2025 dự kiến sẽ đầu tư thành hồ thủy lợi.

Hồ Biển Lạc “không bị bỏ hoang trên vùng đất khát”?

Mới đây, UBND /chu-de/tinh-binh-thuan.topic đã phát đi Thông cáo báo chí liên quan đến hồ Biển Lạc (thuộc xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận).

Trước đó ngày 14/6/2023, Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam có đăng phóng sự: “Nhận diện lãng phí: Hồ thủy lợi hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang trên vùng đất khát” trên trang thông tin điện tử tổng hợp (tên miền: www.quochoitv.vn). Sau khi phóng sự nêu trên được đăng tải, hiện nay có nhiều sự quan tâm của các cơ quan báo chí, các trang thông tin điện tử cá nhân liên quan đến hồ Biển Lạc.

Bình Thuận thông tin trước phản ánh của báo chí về việc “Hồ thủy lợi hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang trên vùng đất khát”, ảnh cắt từ clip

“Để có đầy đủ thông tin liên quan đến việc này, UBND tỉnh Bình Thuận cung cấp các nội dung liên quan đến hồ Biển Lạc, cụ thể: hồ Biển Lạc là hồ tự nhiên có từ lâu đời, nối với sông La Ngà qua suối Loăng Quăng” - thông cáo báo chí của UBND tỉnh Bình Thuận nêu rõ.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, hồ Biển Lạc là hồ tự nhiên có từ lâu đời, nối với sông La Ngà qua suối Loăng Quăng. Vào mùa khô, nước từ hồ Biển Lạc chảy ra sông La Ngà; vào mùa mưa nước sông La Ngà dâng cao chảy vào hồ Biển Lạc. Hồ Biển lạc có diện tích lưu vực khoảng 205km2; mùa khô diện tích ngập ứng với mực nước thấp nhất khoảng 436 ha; mùa mưa ngập với diện tích khoảng 1.659ha ứng với cao trình mực nước lũ lớn nhất +113,79 m (theo số liệu điều tra mực nước lũ năm 1994 là +113,7m).

Ngoài ra, hồ Biển Lạc rộng nhưng không sâu, có vùng bán ngập lớn khoảng trên 1.000 ha; người dân 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh sử dụng vùng bán ngập để canh tác sản xuất nông nghiệp (trồng lúa….) trong mùa khô và sử dụng khu vực lòng hồ để nuôi trồng, khai thác thủy sản. Các hoạt động này là nguồn thu nhập chính của người dân xã Gia An sinh sống từ lâu đời như: Hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản hàng năm được UBND xã Gia An tổ chức đấu thầu để nuôi trồng khai thác, đánh bắt thủy sản; về mùa khô, khi nước rút các khu vực bán ngập được nhân dân be bờ, sản xuất nông nghiệp, diện tích khoảng trên 500ha (trong quy hoạch sử dụng đất, các khu vực này được quy hoạch là đất 1 vụ lúa).

Trong vùng bán ngập, trước đây có quy hoạch diện tích khoảng 230ha khai thác đất sét sản xuất gạch ngói, cát xây dựng. Từ năm 1983 người dẫn đã bắt đầu khai thác sét phục vụ cho việc sản xuất gạch ngói thủ công. Từ năm 1990 đến nay khu vực này tiếp tục được cấp phép khai thác sét cho 36 tổ chức, cá nhân, hợp tác xã nhằm phục vụ cho các cơ sở sản xuất gạch ngói tại huyện Tánh Linh và Đức Linh.

UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng, việc đặt tên “Công trình thủy lợi hồ Biển Lạc” khiến hiểu nhầm đây là công trình hồ thủy lợi, ảnh cắt từ clip

“Trong lòng hồ, trước đây có xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, do đó tháng 8/2023 UBND huyện Tánh Linh và Đức Linh đã triển khai xử lý, di chuyển các phương tiện khai thác cát, không cho phép neo đậu trong lòng hồ Biển Lạc”, UBND tỉnh Bình Thuận thông tin.

Nói về công trình đã được đầu tư tại khu vực hồ Biển Lạc, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, đây là cầu giao thông kết hợp cống điều tiết lũ trên tuyến đường ĐT.720, huyện Tánh Linh. Công trình nhằm đảm bảo giao thông và điều tiết lũ, theo hướng ngăn lũ từ sông La Ngà tràn vào khi mực nước sông dâng cao; tổng vốn đầu tư 10.449.821.253 đồng, đã được đầu tư xây dựng hoàn thành vào năm 2004. Đơn vị quản lý là Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận. Từ khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đến nay đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư…

UBND tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh: “Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận đã chủ quan đặt tên công trình là “Công trình thủy lợi Hồ Biển Lạc”, điều này dẫn đến hiểu nhầm đây là công trình hồ thủy lợi”.

Về công trình “Cầu giao thông kết hợp cống điều tiết lũ trên tuyến đường ĐT.720, huyện Tánh Linh”. Ngày 10/5/2022 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1150/QĐ-CTUBBT về việc phê duyệt báo cáo NCKT công trình cầu giao thông kết hợp cổng điều tiết lũ trên tuyến đường ĐT.720, huyện Tánh Linh; Quyết định số 1433 QĐ/CT-UBBT ngày 17/6/2003 về việc phê duyệt điều chỉnh báo cáo NCKT công trình giao thông kết hợp cống điều tiết lũ trên tuyến đường ĐT.720, huyện Tánh Linh; Quyết định số 124 QĐ/SNN-TL ngày 03/7/2003 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật – Dự toán thi công công trình: Cầu giao thông kết hợp cổng điều tiết lũ trên tuyến đường ĐT.720 xã Gia An, huyện Tánh Linh.

Tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ đầu tư hồ thủy lợi Biển Lạc sau năm 2025

Dự kiến sẽ đầu tư thành hồ thủy lợi sau năm 2025

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, liên quan đến hồ Biển Lạc, dự kiến sẽ đầu tư thành hồ thủy lợi sau năm 2025, cụ thể: về định hướng đầu tư hồ thủy lợi Biển Lạc: Tại Thông báo số 554-TB/VPTU ngày 27/7/2023, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo Huyện ủy Tánh Linh và Huyện ủy Đức Linh phối hợp tổ chức khảo sát, đánh giá tổng thể, thống nhất đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng quy hoạch, phát triển khu vực hồ Biển Lạc trong quý IV/2023.

Đồng thời, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND các huyện Tánh Linh và Đức Linh rà soát diện tích đất trong lòng hồ, đề xuất phương án tích nước để báo cáo UBND tỉnh.

Dự kiến giai đoạn sau 2025 sẽ triển khai công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hồ thuỷ lợi Biển Lạc, cùng các công trình kênh chuyển nước để cung cấp nước cho thị xã La Gi và huyện Hàm Tân phù hợp với quy hoạch phát triển thuỷ lợi khu vực phía Nam của tỉnh. Tuy nhiên, hồ thuỷ lợi Biển Lạc khó có thể cung cấp nước cho khu vực phía Bắc huyện Hàm Thuận Nam vì khoảng cách xa hơn 70km, vướng nhiều công trình hạ tầng, không phù hợp về cao độ và trữ lượng nước của hồ chỉ đủ cung cấp cho huyện Hàm Tân và thị xã La Gi. Trường hợp áp dụng các giải pháp công nghệ như công trình trung chuyển, bơm tăng áp thì kinh phí đầu tư rất lớn.

Nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến việc làm hồ thủy lợi

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, liên quan đến việc sẽ triển khai làm hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, gần đây tồn tại nhiều ý kiến trái chiều.

Điển hình, trước đó tỉnh Bình Thuận lên kế hoạch chuyển đổi hơn 600ha rừng để làm hồ thủy lợi Ka Pét (thuộc xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), dư luận đặc biệt quan tâm việc xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét sẽ gây ảnh hưởng đến hơn 600ha rừng tại địa phương này? Đồng thời, tồn tại nhiều thông tin trái chiều liên quan dự án. Về vấn đề trên, chiều 7/9, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo cung cấp nhiều thông tin liên quan dự án trên.

Tương tự trước thông tin, bài viết: Nhận diện lãng phí: Hồ thủy lợi hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang trên vùng đất khát”? dự luận càng quan tâm đến việc phát huy hiệu lâu dài của các công trình hồ thủy lợi hiện nay.

Không thể phủ nhận việc các công trình thủy lợi đã và đang góp phần quan trọng cho phát triển sản xuất nông nghiệp và phục vụ dân sinh. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề quản lý, khai thác công trình thủy lợi vẫn còn nhiều vướng mắc. Do đó, để triển khai hiệu quả các công trình hồ thủy lợi, cần các giải pháp đồng bộ từ các cấp ban ngành từ địa phương đến trung ương, đặc biệt quan tâm đến tính hiệu quả lâu dài, chống lãng phí.

Kim Đồng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công