Thứ sáu 04/04/2025 02:15

Bình Định: Khánh thành công trình cấp điện cho làng Canh Giao

Ngày 26/4, tại làng Canh Giao, xã Canh Hiệp (huyện Vân Canh), Công ty Điện lực Bình Định tổ chức lễ khánh thành công trình cấp điện làng Canh Giao.

Làng Canh Giao hiện trạng với tổng số 72 hộ dân gồm 207 nhân khẩu, là một căn cứ địa cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Với địa hình hiểm trở nên dù chỉ cách trung tâm xã Canh Hiệp một ngọn đồi nhưng để vào được làng phải đi vòng 35 km từ xã Đa Lộc, huyện đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, với địa hình và giao thông rất khó khăn, giao thương bị hạn chế. Hiện trạng, sau gần 50 năm giải phóng, Làng Canh Giao chưa được cấp điện từ nguồn lưới điện quốc gia nên điều kiện sống, điều kiện sản xuất của bà con, nhân dân trong làng, việc học hành của các trẻ em trong làng, tiếp cận thông tin của người dân làng còn nhiều hạn chế, khó khăn.

Các đại biểu tại chụp hình lưu niệm tại cột mốc gắn biển tên công trình (Ảnh: CTV)

Với quyết tâm cao đưa điện lưới quốc gia về cấp điện cải thiện điều kiện sống, phát triển kinh tế, tri thức cho bà con trong làng. UBND tỉnh Bình Định đã có các văn bản triển khai một số vấn đề liên quan việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp lưới điện trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Công trình cấp điện làng Canh Giao có quy mô đầu tư gồm: 6,396 km đường dây trung áp 22kV, 0,868 km đường dây hạ áp 0,4kV tại làng Canh Giao, với 109 vị trí móng và 147 cột trung hạ áp; 1 trạm biến áp 50kVA-22/0,23kV.

Khi hoàn thành đưa vào khai thác và sử dụng, ngoài việc cấp điện cho làng Canh Giao, tuyến đường dây 22kV của công trình còn đảm bảo năng lực cấp điện cho cả địa bàn xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) tiếp giáp với làng Canh Giao, quy mô công suất lên đến 5 MW.

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình (Ảnh: CTV)

Ông Thái Minh Châu, Giám đốc Công ty Điện lực Bình Định cho hay: “Song song với việc thi công và lắp đặt hệ thống điện trong nhà cho người dân, công ty đã cử cán bộ kỹ thuật và đoàn viên, thanh niên lên tận làng để hướng dẫn cho bà con. Sáng nay, trước lễ đóng điện, toàn bộ đoàn viên, thanh niên của Công ty cũng đi đến từng hộ dân để phát tờ rơi và hướng dẫn bà con sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn cho biết: Sau ngày giải phóng đến nay, bà con ở làng Canh Giao mới có được điện lưới quốc gia ổn định cuộc sống. Vào tháng 5, trạm phát sóng viễn thông cũng được lắp đặt. 72 hộ của làng Canh Giao được hưởng thụ điều kiện hạ tầng tối thiểu. Tôi mong Công ty Điện lực Bình Định hỗ trợ, tuyên truyền, tập huấn cho người dân ở làng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Tôi đã kêu gọi xã hội hóa tiếp tục xây dựng đường liên thôn bê tông rộng 5 m từ xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) lên đến làng và khởi công trong thời gian tới. Tôi hy vọng khi có điện, viễn thông, đường, bà con ở làng phát triển kinh tế, sớm ổn định cuộc sống. Tôi cảm ơn ngành điện lực nỗ lực, tâm huyết hoàn thành đường dây điện này.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Định

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Cháy lớn tại quán bò tơ khu Mỹ Đình, khói lửa ngùn ngụt

Ngành giáo dục 'bắt tay' phát triển công nghệ chiến lược

Gỡ 'đá tảng' chặn dòng vốn đầu tư Thủ đô

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển

Khách sạn gần Đền Hùng 'đắt như tôm tươi' dịp Giỗ Tổ

Nhật Bản: Động đất 6,2 độ, hàng triệu người cảm nhận rung chấn

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025: Gấp đôi mã đề

Những vấn đề cần làm ngay sau sáp nhập tỉnh

Từ ngày 1/7/2025 chi trả lương hưu theo hình thức nào?

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dạy thêm, học thêm: Bộ chỉ đạo, địa phương vẫn lúng túng!

Chuyển đổi năng lượng ở Tổng công ty Điện lực TKV

Nhiệt điện Mông Dương: Mô hình điểm trong sản xuất xanh

Thời tiết hôm nay 3/4: Hà Nội đêm rét, ngày hửng nắng

Thời tiết biển hôm nay 3/4/2025: Bắc Vịnh Bắc Bộ có mưa

Quảng Ngãi: Ấm áp gian hàng 0 đồng cho người khó khăn

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất gì về bồi hoàn phí đào tạo?

Cảnh giác với chiêu trò "việc nhẹ lương cao": Sinh viên dễ mắc bẫy

Đà Lạt tôn vinh gia đình có công với cách mạng tiêu biểu

Công trường đê sông Mã: Nơi lịch sử hóa tượng đài