Tổng cục Quản lý thị trường- Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam:

“Bắt tay” chống hàng giả, hàng nhái trong ngành giấy và bột giấy

Nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác quản lý thị trường (QLTT) lành mạnh hoá thị trường và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong ngành giấy, chiều ngày 24/12/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã tổ chức Lễ ký quy chế phối hợp về cung cấp thông tin, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các mặt hàng giấy và sản phẩm từ giấy tại Việt Nam.

Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như: Bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, đây cũng là mặt hàng thường xuyên làm giả.

2735-qltt-giay2
Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT và ông Nguyễn Việt Đức - Chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam ký quy chế phối hợp về cung cấp thông tin, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các mặt hàng giấy và sản phẩm từ giấy tại Việt Nam

Ông Đặng Văn Sơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam – cho biết, các doanh nghiệp sản xuất tập vở sổ như Văn Phòng Phẩm Hồng Hà; sản phẩm từ giấy tissue như Xương Giang, Sông Đuống, Thuận Phát, sản phẩm đều bị làm giả, làm nhái từ rất lâu, có địa bàn hàng giả hoặc nhái chiếm đến 50%. Có nhãn hàng vừa giới thiệu ra thị trường đã bị làm nhái. Thậm chí, một số địa phương chưa thiết lập đại lý bán hàng nhưng ở đó đã bán hàng giả và hàng nhái.

“Hàng giả hiện nay làm giả rất tinh vi như hàng thật, chỉ có nhà sản xuất mới phân biệt được là hàng thật và hàng giả”- ông Đặng Văn Sơn cho hay.

Thậm chí, có cơ sở sản xuất giả dùng giấy tái sinh, làm mặt lớp trên của giấy là sản phẩm của đơn vị tốt, còn mặt dưới là dùng giấy tái sinh rất nguy hiểm, sau đó đưa ra thị trường và giá chỉ bằng 50-60% giá giấy của các công ty chân chính.

Thực trạng này khiến doanh nghiệp và thương hiệu bị mất uy tín, mất thị trường, giảm doanh thu, có khả năng phá sản. Thậm chí, người tiêu dùng bị lừa dối sử dụng sản phẩm không xứng với giá trị dẫn đến quay lưng với sản phẩm chính hãng.

Trong khi đó, doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện hoạt động nghiệp vụ chống hàng nhái, hàng giả trong ngành giấy. Chính vì vậy, việc phối hợp với Tổng cục QLTT thực sự cần thiết, nhằm tăng cường công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm và gian lận thương mại. ” – ông Đặng Văn Sơn cho hay.

2933-qltt-giay1
Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT phát biểu

Phát biểu tại Lễ ký, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT đánh giá cao sự chủ động của Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam trong việc đề nghị phối hợp với lực lượng QLTT để bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp trong ngành giấy và bột giấy tại Việt Nam. “Việc ký kết thể hiện sự quyết tâm của các DN trong công tác phòng chống hàng giả” – ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Hiện nay, giấy là mặt hàng khó phát hiện hàng giả bằng mắt thường, cảm quan, trong khi đó, sản xuất ra sản phẩm giấy lại quá dễ dàng, giá trị mặt hàng giấy lại thấp, nên nhiều đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái rất nhiều. “Điều này càng cần sự phối hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị hậu kiểm, cùng đi với nhau thì mới phát hiện được hàng giả. Đặc biệt, hai bên cần có sự trao đổi liên lạc thường xuyên, khi doanh nghiệp giấy phát hiện bất kỳ sản phẩm nào bị làm giả thì thông báo ngay,rõ ràng cho lực lượng QLTT để kịp thời xử lý”- ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

2738-qltt-giay-copy
Ông Nguyễn Việt Đức – Chủ tịch Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam - cho biết, việc ký kết này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp giấy

Về phía Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, ông Nguyễn Việt Đức– Chủ tịch Hiệp hội - cho biết, việc ký kết này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp giấy. Sau khi ký quy chế, Hiệp hội sẽ tổ chức kết nối với doanh nghiệp trong ngành giấy, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có thương hiệu lớn để xử lý việc này. “Hy vọng quy chế được ký kết và có hiệu lực thi hành sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong ngành giấy và bột giấy Việt Nam phát triển bền vững” - ông Đức kỳ vọng.

Quy chế phối hợp sẽ giúp Tổng cục QLTT có những thông tin kịp thời về tình hình thị trường mặt hàng giấy và các sản phẩm về giấy, đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh giấy và các sản phẩm về giấy các loại nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLTT lành mạnh hóa thị trường và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

2732-qltt-giay2

Theo đó, Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam có trách nhiệm thông tin cho Tổng cục QLTT về tình hình, xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong nước, thông tin về buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, vi phạm nhãn mác, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trong kinh doanh giấy và các sản phẩm giấy trên thị trường nội địa, cung cấp tình hình, tư liệu giúp cho việc xác minh các vụ việc.

Bên cạnh đó, thông tin, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp tháo gỡ trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam liên quan đến công tác quản lý thị trường.

Định kỳ hàng năm, hai bên tổ chức các hội nghị giao ban để kịp thời trao đổi thông tin, đánh giá tình hình phối hợp và bàn định hướng hoạt động bổ sung các nội dung phối hợp phù hợp với thực tiễn thi hành và thống nhất phương hướng phối hợp kỳ tiếp theo.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tiêu hủy hơn 15 nghìn con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 4/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh thông tin, đơn vị này vừa phát hiện và tiêu hủy 15.100 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh vừa phát hiện, xử lý và buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Trong 4 tháng đầu năm, Quản lý thị trường Thái Nguyên kiểm tra xử lý 270 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách và trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu gần 5 tỷ đồng.
Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã liên tục phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm và tiến hành tiêu huỷ.
Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lực lượng Quản lý thị trường Lai Châu đã xử phạt số tiền 1,5 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Tịnh Nguyệt do không thực hiện niêm yết giá.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Cục Quản lý thị trường Hà Giang vừa phối hợp giám sát việc tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove.
Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Mùa du lịch hè 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường quản lý giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và du khách.
Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Ngày 3/5, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên thông tin, Đội Quản lý thị trường số 3 đã xử phạt chủ hàng và tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 330 vụ, phát hiện và xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương Nhung.
Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Cục Quản lý thị trường Nghệ An sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.
Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động