Thứ năm 05/12/2024 07:48

Bất ngờ nguồn gốc đất khu đúc nhôm trái phép tại Đông Anh, Hà Nội

Khu đúc nhôm trái phép của Công ty Phú Minh Vina tại Đông Anh, Hà Nội có nguồn gốc là đất công ích 5%, được cho hộ cá nhân thuê làm trang trại.

Như Báo Công Thương thông tin, cơ quan công an đang xác minh, điều tra dấu hiệu vi phạm xảy ra tại Công ty TNHH Môi trường Phú Minh Vina (sau đây gọi là Công ty Phú Minh Vina; địa chỉ tại khu xử lý rác thải xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) và văn phòng đại diện tại thị trấn Đông Anh, TP. Hà Nội.

“Bước đầu cơ quan công an xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, liên quan tới hoạt động xử lý chất thải và hoạt động tài chính, kế toán”, nguồn tin của Báo Công Thương cho biết.

Khu đúc nhôm trái phép của Công ty Phú Minh Vina tại Đông Anh, Hà Nội có nguồn gốc là đất công ích 5%, được cho hộ cá nhân thuê làm trang trại.

Lật lại hồ sơ xử lý vi phạm đối với khu đúc nhôm trái phép của Công ty Phú Minh Vina tại thôn Đường Nhạn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh cho thấy, có dấu hiệu buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, thiếu kiên quyết của chính quyền huyện Đông Anh và xã Xuân Nộn trong việc xử lý vi phạm.

Cụ thể, khu đúc nhôm trái phép của Công ty Phú Minh Vina tại thôn Đường Nhạn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh có nguồn gốc là đất công ích 5%, nằm trong quỹ đất nông nghiệp được UBND huyện Đông Anh phê duyệt mô hình kinh tế trang trại cho hộ bà Nguyễn Thị Châm (SN 1963; hộ khẩu thôn Đường Nhạn, xã Xuân Nộn).

Ngày 16/1/2017, Chủ tịch UBND xã Xuân Nộn – ông Tạ Đức Minh cùng đại diện thôn Nhạn Đường đã ký hợp đồng cho hộ bà Nguyễn Thị Châm thuê 24.200m2 đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Những nhà xưởng quy mô hàng nghìn mét vuông được xây dựng trái phép trên đất đông nghiệp để phục vụ hoạt động xử lý rác thải, đúc nhôm trái phép từ năm 2019 nhưng không được xử lý dứt điểm.

Hai năm sau, ngày 8/1/2019, ông Nguyễn Xuân Linh, khi đó là Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh đã ký ban hành Quyết định số 117/QĐ-UBND, về việc phê duyệt mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp tại thôn Đường Nhạn, xã Xuân Nộn cho hộ bà Nguyễn Thị Châm.

“Tổng diện tích khu đất thực hiện mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp là 24.200m2. Nguồn gốc đất là đất nông nghiệp công do UBND xã Xuân Nộn quản lý đã cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Châm thuê thầu để phát triển sản xuất nông nghiệp”, Quyết định số 117/QĐ-UBND thể hiện.

Sau khi được phê duyệt, thay vì đầu tư và đưa mô hình vào hoạt động đúng mục đích, tại khu đất này đã xây dựng hàng loạt công trình không phép như hiện trạng, nhưng các cấp chính quyền huyện Đông Anh đã không kiên quyết xử lý, buộc tháo dỡ công trình vi phạm.

Hồ sơ cho thấy, lần kiểm tra mới đây được Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Đông Anh tiến hành vào ngày 28/8/2024 – thời điểm này cơ quan công an đã bắt đầu điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm xảy ra tại Công ty Phú Minh Vina.

Văn phòng Công ty TNHH Môi trường Phú Minh Vina tại thị trấn Đông Anh, TP Hà Nội.

Buổi làm việc vắng mặt bà Nguyễn Thị Châm; người có mặt là ông Lê Văn Quang, Phó Giám đốc Công ty TNHH đúc Thành Đạt và là Tổng giám đốc Công ty Phú Minh Vina. Biên bản làm việc của Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Đông Anh thể hiện, ông Lê Văn Quang báo cáo đang thuê lại đất của bà Nguyễn Thị Châm.

“Hiện công ty đang sử dụng khoảng 1,3ha tại xứ đồng Dưa Màu, xã Xuân Nộn để hoạt động tái chế nhôm, công suất 2,4 tấn/ngày. Nguyên liệu là nhôm phế liệu”, ông Lê Văn Quang báo cáo.

Vẫn theo biên bản làm việc, ông Lê Văn Quang cho biết có 4 xưởng, mỗi xưởng 880m2 (khung thép, mái tôn, vách tôn), 01 nhà nghỉ công nhân 121m2, 01 nhà tạm diện tích 262,5m2, 01 nhà bảo vệ 41,8m2, còn lại lối đi bằng bê tông và đất trồng cây xanh, ao cá.

“Ông Lê Văn Quang báo cáo, toàn bộ nhà xưởng, nhà bảo vệ, nhà nghỉ công nhân do Công ty TNHH Đúc Thành Đạt xây dựng từ năm 2019”, biên bản làm việc thể hiện.

Nhà máy xử lý rác thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Minh Vina tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Như vậy là những công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp phục vụ hoạt động đúc nhôm trái phép đã tồn tại từ năm 2019, nhưng suốt 5 năm qua các cấp chính quyền huyện Đông Anh vẫn chưa tiến hành cưỡng chế, phá dỡ, cho thấy có dấu hiệu của việc buông lỏng quản lý, thiếu kiên quyết trong xử lý công trình vi phạm.

Ngoài ra, hồ sơ và thực tế ghi nhận của Báo Công Thương cho thấy, tại khu đất phê duyệt trang trại cho hộ bà Nguyễn Thị Châm còn có các ông Nguyễn Khắc Cầm, Nguyễn Quang Tuấn và bà Nguyễn Thị Hiền (đều trú tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh) sử dụng và đã xây dựng công trình trái phép, sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

Chỉ tới khi cơ quan công an vào cuộc xác minh, các cấp chính quyền huyện Đông Anh mới có những biện pháp cứng rắn, mạnh tay xử lý đối với trang trại sử dụng đất sai mục đích này. Cụ thể, trên cơ sở kiểm tra và đề xuất của UBND xã Xuân Nộn, ngày 29/11/2024, UBND huyện Đông Anh đã ban hành Quyết định số 12817/QĐ-UBND, về việc thu hồi và huỷ bỏ mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp tại thôn Đường Nhạn, xã Xuân Nộn đối với hộ bà Nguyễn Thị Châm.

"Lý do thu hồi: Chủ trang trại thực hiện không đúng nội dung dự án đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp đã được phê duyệt", Quyết định số 12817/QĐ-UBND thể hiện.

Hoàng Hải
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Phú Thọ

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Công ty Xuất nhập khẩu Đông Tiến bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản

Hà Nội: Tạm giữ nhóm đối tượng phá hoại buổi đấu giá đất ở Sóc Sơn

Xử phúc thẩm đại án Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang do nợ hơn 8,3 tỷ đồng

Ninh Bình: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Viết Thành

Minh bạch trong đấu thầu tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Vũng Tàu lên tiếng việc loạt nhà thầu dùng bằng giả

4 nhân viên Công ty vệ sĩ Security chặn đường ở Thanh Hóa đối diện hình phạt nào?

Truy tố cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và các cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng

Công an Lâm Đồng cảnh báo về hành vi rao bán giấy mời dự khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024

Nợ thuế hơn 140 tỷ đồng, Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu bị cưỡng chế thuế

Thanh Hóa: Diễn biến mới vụ khám Công ty TNHH vệ sĩ Security và vụ vệ sĩ chặn đường

Lào Cai: Nợ thuế hơn 3,8 tỷ đồng, Công ty Xi măng Hoàng Liên Sơn bị cưỡng chế thuế

Thanh Hóa: Công an mời làm việc nhóm vệ sĩ chắn đường cho đoàn siêu xe đi đám cưới

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại Quận 11 liên quan công ty Đông Nam và Công ty Dịch vụ công ích

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp thông tin vụ hồ sơ đấu thầu giả là...bảo đảm tính hợp lệ

Thanh Hóa: Hàng chục cảnh sát xuất hiện tại trụ sở Công ty TNHH vệ sĩ Security

Bắc Giang: Bãi tập kết khoáng sản trái phép ở Thị xã Việt Yên đe dọa an toàn đê điều

Yên Bái: Công ty dịch vụ và thương mại Phú Lệ bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bắt Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh về tội nhận hối lộ