Thứ hai 23/12/2024 14:47

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo đại diện JPO, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trả lời phỏng vấn Báo Công Thương, bà Kaori Hirota - Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trưởng bộ phận Điều tra chống hàng giả, Cơ quan Sáng chế Nhật Bản cho biết, quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp và toàn xã hội. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phóng viên (PV): Công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có tầm quan trọng như thế nào trong thúc đẩy phát triển kinh tế hiện nay, thưa bà?

Bà Hirota Kaori: Quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp và toàn xã hội.

Bà Kaori Hirota - Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trưởng bộ phận Điều tra chống hàng giả, Cơ quan Sáng chế Nhật Bản

Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng. Ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất cho các nhà sản xuất kinh doanh, đóng góp vào việc bảo vệ kỹ thuật, hình ảnh thương hiệu của công ty; nâng cao lòng tin của người mua, đối tác.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

PV: Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đang triển khai các biện pháp nào để chống hàng giả, ngăn chặn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm Nhật Bản trên thị trường Việt Nam?

Bà Hirota Kaori: Chúng tôi đang vận động cơ quan chức năng thông qua các buổi hội thảo dành cho cơ quan thực thi như hội thảo phân biệt hàng thật - hàng giả, trao đổi ý kiến tại Diễn đàn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế (IIPPF), đây là tổ chức do các doanh nghiệp Nhật và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thành lập và tham gia.

Tổng cục Quản lý thị trường làm việc với Cơ quan sáng chế Nhật Bản về các nội dung liên quan đến tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ các thương hiệu của Nhật Bản tại Việt Nam

Ngoài ra, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng tiến hành kết hợp nhiều biện pháp như đề nghị cơ quan thực thi có liên quan tiến hành xử phạt hành chính, xử lý hình sự, khởi tố dân sự đối với bên đương sự.

Những năm gần đây, tình trạng hàng giả, hàng nhái bán online có xu hướng tăng nên còn có biện pháp là chủ thể quyền gửi yêu cầu xóa tin bài đã đăng trên sàn thương mại điện tử. Các doanh nghiệp, đoàn thể cùng liên kết để giải quyết vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài dưới hình thức hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu,...

PV: Thời gian qua, việc hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã được thực hiện như thế nào?

Bà Hirota Kaori: Năm 2021, Cơ quan Sáng chế Nhật Bản và Tổng cục Quản lý thị trường Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác.

Trong khuôn khổ hợp tác này, hai cơ quan đã và đang tổ chức nhiều hội thảo chia sẻ kinh nghiệm; phối hợp, hỗ trợ các khóa học, tập huấn đào tạo chuyên môn phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử.

Giám đốc Công ty ASICS trao tặng cẩm nang hướng dẫn phân biệt thật - giả cho Tổng Cục Quản lý thị trường trong khuôn khổ Hội thảo “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam - Nhật Bản”

Năm nay, IIPPF sẽ mời một số cán bộ Hải quan Việt Nam sang Nhật Bản. Ngoài ra, chúng tôi cũng hợp tác với nhiều cơ quan thực thi như Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức các buổi hội thảo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phân biệt hàng thật - hàng giả.

Cùng với đó, tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao giữa Cơ quan chính phủ liên quan đến Sở hữu trí tuệ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản cũng như các cuộc họp ở cấp thực thi.

PV: Vừa qua, tổ chức JPO và JETRO đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thành công Hội thảo Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam - Nhật Bản. Bà đánh giá như thế nào về sự kiện này?

Bà Hirota Kaori: Đây là sự kiện có sự tham dự của hơn 100 cán bộ từ các cơ quan quản lý và thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chủ chốt của Việt Nam.

Chúng tôi vô cùng biết ơn bởi sự quan tâm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật Bản được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ về tình hình thị trường, đồng thời, có cơ hội lắng nghe ý kiến các bên liên quan. JPO, JETRO, cũng như các doanh nghiệp đều kỳ vọng tìm được giải pháp thúc đẩy một cách phù hợp, chính đáng về quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp. Từ đó hỗ trợ 200 doanh nghiệp cũng như hơn 90 tổ chức đang hoạt động trên thị trường Việt Nam.

Thông qua hội thảo, chúng tôi kỳ vọng rằng các cơ quan hữu quan sẽ bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ không chỉ của doanh nghiệp Nhật mà cả của doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của nền kinh tế Việt Nam.

Xin cảm ơn bà!

Phong Vân
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025