Thứ ba 26/11/2024 00:54

Bảo tàng Cúc Phương: Nơi lưu giữ bộ sưu tập mẫu vật hàng đầu

Bảo tàng Cúc Phương hiện đang lưu giữ bộ sưu tập mẫu vật sinh học và hiện vật đứng đầu trong hệ thống các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam.

Bảo tàng Cúc Phương có vị trị trong khuôn viên của Vườn Quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình). Trong những năm qua, Bảo tàng Cúc Phương đã sưu tập hàng nghìn mẫu côn trùng, bướm, xén tóc, chuồn chuồn, ve sầu, bọ que, chim, các loài thú khác như gấu, báo khỉ, vọoc…

Bảo tàng Cúc Phương, nằm trong khuôn viên của Vườn Quốc gia Cúc Phương

Sau gần 50 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Cúc Phương đang lưu giữ khoảng 13.000 mẫu tiêu bản thực vật và nấm; 450 mẫu thú, chim, bò sát và ếch nhái; 4000 mẫu côn trùng; 300 mẫu khoáng vật, hóa thạch và hiện vật khảo cổ.

Bảo tàng Cúc Phương là địa điểm cuốn hút giới trẻ đến khám phá tìm hiểu thiên nhiên

Có thể thấy, đây là bộ sưu tập đứng hàng đầu trong hệ thống các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Đến với Bảo tàng Cúc Phương chúng ta được nghe câu chuyện sinh động về quá trình tiến hóa của tự nhiên, từ khi trái đất mới được hình thành cho đến sự đa dạng phong phú về các loại sinh vật như hiện nay.

Tháp bướm, đặc trưng của Bảo tàng Cúc Phương

Ấn tượng đầu tiên khi bước chân vào Bảo tàng Cúc Phương là tháp bướm. Đây là loài côn trùng đặc trưng ở vùng rừng mưa nhiệt đới. Hằng năm vào đầu mùa mưa, bướm xuất hiện dày đặc, đủ sắc màu lung linh, bay lượn rập rờn đẹp mắt. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định, bướm là loài côn trùng chỉ thị về môi trường sống, về đa dạng sinh học (nghĩa là nơi nào còn phong phú về loài bướm, chứng tỏ môi trường sống ở đó trong lành, hệ thực vật, động vật đa dạng, phong phú). Do vậy, bướm được chọn làm biểu trưng của Bảo tàng Cúc Phương, cuốn hút giới trẻ tham gia du lịch, khám phá dải rừng già nguyên sinh Cúc Phương. Trên tháp bướm này có khoảng 350 mẫu bướm trong tổng số 380 loài được phát hiện ở đây.

Các mẫu hiện vật được Bảo tàng Cúc Phương bảo quản cẩn trọng

Đến với Bảo tàng Cúc Phương, chúng ta được trải nghiệm không gian vô cùng lý thú về giá trị đa dạng sinh học và văn hóa của cánh rừng nguyên sinh Cúc Phương. Trong không gian trưng bày của Bảo tàng, chúng ta được tìm hiểu về một số loài thực vật đặc trưng, tiêu biểu, quý hiếm và phổ biến của rừng già Cúc Phương qua một số mẫu tiêu bản như: Dây leo bàm bàm, dương xỉ, lan, thất diệp nhất chi hoa, trai thảo, chè hoa vàng. Đáng chú ý trong số đó có loài lan Việt, đặc hữu của Cúc Phương, sống kí sinh trên rễ của vật chủ, lan Việt chỉ xuất hiện vào mùa xuân, không có lá, chỉ có hoa và quả.

Hệ động vật Bảo tàng Cúc Phương cũng vô cùng đa dạng và phong phú

Không kém gì giới thực vật, hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất, hiện Cúc Phương có 137 loài thú, trong đó loài thú lớn nhất là gấu ngựa với trọng lượng cơ thể lên tới 200 kg. Cúc Phương cũng có nhiều loài thú đặc hữu như sóc bụng đỏ đuôi hoe, vọoc mông trắng… Bảo tàng Cúc Phương hiện lưu giữ, trưng bày khoảng 450 mẫu thú, chim, bò sát…

Mẫu ngâm tiêu bản nhiều loài động vật tiêu biểu
Không gian trưng bày mẫu tiêu bản các loại côn trùng

Bảo tàng Cúc Phương còn là ngôi nhà chung của 337 loài chim, 129 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá, 23 loài nhuyễn thể, 12 loài giáp xác và khoảng 2000 dạng côn trùng và vô số các loài động vật thủy sinh khác chưa được nghiên cứu. Tại Bảo tàng chúng ta bạn sẽ được tận mắt xem các mẫu ngâm tiêu bản nhiều loài động vật tiêu biểu như: cá niết hang, ếch cây xanh đốm, ếch xây xanh ki-tô, rắn lục, thằn lằn chân ngón, ... Bên cạnh đó, chúng ta được chiêm ngưỡng không gian trưng bày mẫu tiêu bản các loại côn trùng thuộc bộ cánh màng (bọ que, bọ lá, ve sầu), bộ cánh cứng (xén tóc, cánh cam), bộ cánh vẩy.

Ốc anh vũ hóa thạch
Dụng cụ sinh hoạt của người tiền sử

Ngoài ra, Bảo Tàng Cúc Phương cũng là nơi lưu trữ, bảo quản và trưng bày các mẫu vật có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa gắn với con người nơi đây. Đơn cử như: Các mẫu hóa thạch của các sinh vật trên cạn, có mặt ở thời kỳ biển thoái (dây leo thân gỗ, dương xỉ, quyển bá); các mẫu hóa thạch của các sinh vật biển (cúc đá, ốc anh vũ và hóa thạch răng voi); bộ hài cốt cùng các di vật của người tiền sử cách ngày nay khoảng 7.500 năm - 7.600 năm cùng không gian sinh hoạt văn hóa của người Mường.

Đến với Bảo tàng Cúc Phương được khám phá trải nghiệm, giúp chúng ta có thêm tình yêu thiên nhiên, trân trọng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên vì cuộc sống tốt đẹp hơn. Hiện nay, Bảo tàng Cúc Phương là địa điểm nghiên cứu, tham khảo mẫu vật quan trọng cho học sinh, sinh viên, các chuyên gia về bảo tồn, thực vật, động vật thăm quan, học tập và nghiên cứu khoa học.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Bảo tàng Cúc Phương

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công