Thứ ba 26/11/2024 22:48

Ban quản lý Dự án thuỷ điện 4: Từ sai phạm đến… thất thoát 37 tỷ đồng

Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 4 là đơn vị điều hành trực tiếp việc xây dựng công trình Thuỷ điện Sê San 4. Đây là công trình thuỷ điện phía cuối tuyến sông Sê San, nằm trên địa phận 2 huyện: IaGrai của tỉnh Gia Lai và Sa Thầy của tỉnh Kon Tum, có tổng công suất lắp máy 360 MW (gồm 3 tổ máy, mỗi tổ máy công suất 120MW), điện lượng trung bình hằng năm 1.402 triệu KWh.

 - Tổng mức vốn đầu tư gần 5.546  tỷ đồng (lấy số tròn), tương đương 378,8 triệu USD với tỷ giá 15.500 đồng/USD ở thời điểm lập dự án đầu tư. Trong suốt quá trình xây dựng công trình này, ông Nguyễn Mạnh Long với tư cách là Trưởng ban, điều hành toàn bộ mọi hoạt động, đã để xẩy ra quá nhiều sai phạm, thất thoát với số tiền quá lớn và lộng hành trong cả công tác tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan bất chấp nguyên tắc, thu vén quyền lợi cho người thân…

Dự án công trình thuỷ điện Sê San 4 được khởi công từ tháng 12/2004 và hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tháng 4/2010. Trong quá trình thực hiện xây dựng công trình thuỷ điện Sê San 4, theo kế hoạch đấu thầu được Hội đồng quản trị EVN phê duyệt được chia thành 151 gói thầu, trong đó 11 gói thầu được thực hiện theo phương thức đấu thầu, 129 gói thầu chỉ định thầu, 11 gói thầu không thực hiện. Theo nội dung kết quả của đoàn thanh tra Bộ Xây dựng thì có rất nhiều sai sót dẫn đến thất thoát số tiền 37 tỷ đồng gồm: tính sai dự toán là trên11 tỷ 536 triệu đồng; giảm trừ thanh quyết toán trên 10 tỷ 539 triệu đồng; số tiền phải thu hồi về tài khoản tạm giữ trên 15 tỷ đồng (bao gồm hơn 4 tỷ đồng thanh toán thừa khối lượng và trên 11 tỷ đồng thanh toán thừa cho Bảo Việt).

Cụ thể hơn, trước hết là công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng dự toán và dự toán xây dựng công trình. Trong quá trình lập dự toán hạng mục khoan tạo lỗ, công tác phá đá và tạo màng chống thấm, do giá vật tư khoan (cần khoan, mũi khoan, quả đập…là vật tư được mua phù hợp với thiết bị máy khoan) không có trong thông báo giá của Liên sở Tài chính và Xây dựng nên Tư vấn thiết kế nên Tư vấn thiết kế đã lấy giá theo hợp đồng mua bán của nhà thầu và nhà cung cấp. Việc sử dụng giá các loại vật tư theo hợp đồng mua bán nhưng không xây dựng định mức khấu hao vật tư cho phù hợp dẫn đến làm tăng giá trị công trình mà đơn vị chủ đầu tư mà cụ thể là Ban Quản lý dự án Thuỷ điện 4 không nắm được.

Áp dụng sai định mức đơn giá xây dựng ở nhiều khâu. Áp sai định mức xúc, vận chuyển đá sau khi nổ mìn từ mỏ đá làm tăng tổng dự toán 2 tỷ 122 triệu 462 ngàn đồng. Áp sai đơn giá máy xúc đào bánh xích 1,25 m3 vào đơn giá máy xúc lật 1,25m3 trong công tác sản xuất bê tông thường tại trạm trộn làm tổng dự toán sai tăng 7 tỷ 188 triệu 225 ngàn đồng. Tương tự như vậy, việc áp dụng sai định mức đơn giá cần khoan, định mức vận chuyển đá…đều dẫn đến thất thoát.

Theo hợp đồng giữa tổng thầu và chủ đầu tư thì tổng thầu chỉ thực hiện xây dựng công trình chính và lắp đặt thiết bị. Do vậy chi phí quản lý điều hành của tổng thầu sẽ được xác định theo tỷ lệ giá trị xây lắp do tổng thầu thực hiện. Nhưng trong tổng dự toán được Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 4 phê duyệt thì chi phí quản lý điều hành của tổng thầu xây lắp đã được xác định theo tỷ lệ toàn bộ chi phí của cả dự án, bao gồm gí trị xây dựng, lắp đặt thiết bị và giá trị thiết bị cơ điện, dẫn đến chi phí tổng thầu được phân bổ sai tăng 10 tỷ 525 triệu 518 ngàn đồng.

Ngoài ra, trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán và dự toán xây dựng công trình còn một số sai sót là vận dụng đơn giá máy xúc 3,2 m3 cho máy xúc 3,3m3  của hạng mục trộn bê tông đầm lăn là không đúng do thực tế công trường không có máy xúc loại 3,3m3.

Những vấn đề nêu trên thuộc về trách nhiệm trực tiếp của đơn vị Tư vấn thiết kế và Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 4.

Đối với công tác thực hiện hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng thì Ban quản lý Dự án thuỷ điện 4 đã thanh toán phí bảo hiểm… vượt quá giá trị bảo hiểm ứng với khối lượng thực hiện trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm là 11 tỷ 016 triệu 144 ngàn đồng trong tổng số tiền có giá trị hợp đồng là 42 tỷ 611 triệu 075 ngàn đồng, trong hợp đồng số 225/DA05/CAR ký ngày 24/06/2005 với Bảo Việt. Trách nhiệm này thuộc về Ban Quản lý Dự án Thuỷ điện 4.

Trong công tác quản lý chất lượng, nghiệm thu thanh toán có nhiều mờ ám. Một số phiếu thí nghiệm không có chữ ký của đơn vị Tư vấn, giám sát; một số phiếu thí nghiệm, người ký chức danh phòng thí nghiệm không phải là trưởng phòng thí nghiệm. Trong nghiệm thu quyết toán khối lượng của một số hạng mục công trình không phù hợp với hồ sơ hoàn công làm tăng lên 14 tỷ 598 triệu 553 ngàn đồng và thanh toán vượt 4 tỷ 059 triệu 297 ngàn đồng…

Ban quản lý Dự án thuỷ điện 4 cũng sử dụng nguồn vốn sai mục đích, lấy nguồn vốn xây dựng công trình thuỷ điện Sê San 4 để thực hiện việc sửa chữa trụ sở làm việc của Ban quản lý Dự án thuỷ điện 4 với số tiền là 382 triệu 675 ngàn đồng và chi phí cho việc tư vấn thành lập, chi phí phục vụ công tác thành lập, xây dựng Công ty cổ phần thuỷ điện Sê San 4 với số tiền là 339 triệu đồng (ngay sau khi thành lập một thời gian ngắn, công ty này đã phải ngừng hoạt động vì thành lập trái luật).

Ngoài việc điều hành để xảy ra thất thoát với số tiền trên, Trưởng Ban quản lý Dự án thuỷ điện Sê San 4, ông Nguyễn Mạnh Long còn tắc trách trong việc điều hành khắc phục thay thế thiết bị quan trắc của công trình thuỷ điện Sê san 4 bị hư hỏng. Tuy công trình thuỷ điện Sê San 4 đã được vận hành từ lâu (giữa năm 2010), nhưng đến đầu tháng 7/2012, hệ thống thiết bị quan trắc của công trình này vẫn chưa được nghiệm thu liên động, đưa kết nối về phòng điều khiển trung tâm vì vậy, công tác thu thập tài liệu quan trắc phải  thực hiện tại chỗ bằng máy xách tay. Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Trần Văn Được phải ký công văn nghiêm khắc phê bình lãnh đạo Ban quản lý Dự án thuỷ điện 4 trong việc chậm trễ chỉ đạo thực hiện và yêu cầu tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, các cá nhân liên quan và khẩn trương chỉ đạo nhà thầu tiến hành xử lý các tồn tại…

Vì là người điều hành cao nhất và đương nhiên phải chịu trách nhiệm cao nhất đối với khoản tiền thất thoát và những tồn tại nêu trên, nhưng ông Nguyễn Mạnh Long vẫn “bỏ ngoài tai” tất cả. Hầu hết các tháng trong năm, ông Nguyễn Mạnh Long vẫn tự nhận mình hoàn thành tốt nhiệm vụ, hưởng lương, thưởng đều đặn.

Phải chăng, ông Long đã phù phép, che mắt được EVN những vi phạm của mình.

Kỳ II: Thao túng trong điều hành nội bộ

Hoàng Anh Phượng

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức đào tạo về quản trị kinh doanh, chuyển dịch năng lượng xanh

'Gian hàng Quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion' trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba

Chân dung doanh nhân 8X ngồi 'ghế nóng' Tập đoàn BIM Group

Nhà máy thủy điện Khe Bố tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Quảng Trị: tiết kiệm hơn 18 triệu kWh trong 10 tháng đầu năm 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện

FA’NU khẳng định mình trên thị trường dinh dưỡng: Top 5 thương hiệu uy tín quốc gia 2024

Delta Group dấu ấn một tổng thầu xây dựng hàng đầu, nơi con người là giá trị cốt lõi.

Thông tin khách hàng được ngành điện TP. Hồ Chí Minh bảo mật như thế nào?

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình 'Tháng Tri ân khách hàng năm 2024'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

BCG Eco hợp tác với đối tác Singapore thúc đẩy dự án tín chỉ Carbon tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững