Thứ sáu 03/01/2025 02:11

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Thanh, kiểm tra 1.120 vụ trong tháng 3

Trong tháng 3/2023, các lực lượng chức năng Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 1.120 vụ; xử lý 983 vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước 305,281 tỷ đồng.

Tích cực phối hợp kiểm tra liên ngành

Báo cáo hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho thấy: Trong tháng 3, các lực lượng chức năng thành phố đã tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đạt nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, trong tháng 3/2023, các lực lượng chức năng Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 1.120 vụ; xử lý 983 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 305,281 tỷ đồng. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu 79 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 78 vụ; hàng gian lận thương mại 826 vụ; khởi tố 13 vụ với 21 đối tượng.

Tuy vậy, trong tháng tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về nhãn, niêm yết giá bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… trên địa bàn vẫn còn xảy ra. Hoạt động thương mại điện tử vẫn diễn biến phức tạp, nhất là với các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chế biến sẵn, hàng gia dụng.

Trước tình hình đó, Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã chủ động tham mưu, đề xuất Trưởng ban, Ban Chỉ đạo 389 thành phố các giải pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn…

Bên cạnh đó, Cục đã chỉ đạo các đội Quản lý thị trường trực thuộc thực hiện Kế hoạch số 04/KH-QLTTHN ngày 15/2/2023 về việc triển khai thực hiện công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023; Kế hoạch số 05/KH-QLTTHN ngày 15/2/2023 về việc triển khai công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, kinh doanh hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, vi phạm an toàn thực phẩm, chất lượng và gian lận thương mại, vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử năm 2023; Văn bản số 165/QLTTHN-NVTH ngày 28/2/2023 chỉ đạo các đội Quản lý thị trường thực hiện biện pháp nghiệp vụ quản lý thông tin địa bàn.

Đơn vị tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí, đài truyền hình Trung ương và Hà Nội tăng cường công tác tuyên truyền hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng chức năng.

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra lô hàng hóa vi phạm

Trong tháng 3, Cục Quản lý thị trường thành phố kiểm tra 124 vụ, xử lý 83 vụ. Xử phạt vi phạm hành chính 1,411 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm 1,346 tỷ đồng.

Cùng với đó, lực lượng Công an Hà Nội chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện, thị xã nắm chắc tình hình tuyến, địa bàn, đối tượng để xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm tàng trữ, sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm về an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử và các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Lực lượng Công an thành phố kiểm tra 74 vụ, xử lý 83 vụ, xử phạt hành chính 2,787 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm 1,79 tỷ đồng; khởi tố 6 vụ, với 14 đối tượng.

Cục Hải quan thành phố, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 09/KH-BCĐ389 ngày 19/12/2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Trong tháng, đơn vị phát hiện, bắt giữ, xử lý 104 vụ, xử phạt hành chính 118 triệu đồng; truy thu thuế 448 triệu đồng. Khởi tố 7 vụ đối với 7 đối tượng.

Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 4

Lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết, để tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong tháng 3, Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên, phối hợp tốt giữa các lực lượng trên địa bàn thành phố trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm,... đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần ổn định thị trường thành phố, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng.

Trong tháng 4, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 03/KH-BCĐ 389/TP của Ban Chỉ đạo 389 thành phố ngày 15/2/2023 về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 trên địa bàn.

Các đơn vị làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình thị trường; chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp để đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác đấu tranh, phòng ngừa các vi phạm gây bất ổn cho thị trường trong đó tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”.

Đồng thời, các đơn vị tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các lực lượng chức năng để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng trên địa bàn thành phố.

Lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội giao Cục Quản lý thị trường triển khai thực hiện Kế hoạch số 04/KH-BCĐ389/TP của Ban Chỉ đạo 389 thành phố ngày 27/2/2023 về tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn năm 2023; chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền về đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và an toàn thực phẩm trên địa bàn…

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Đấu giá lô ốp điện thoại, giá chỉ 3.000 đồng/chiếc

Thừa Thiên Huế: Tiêu huỷ gần 2,5 tấn hàng hoá vi phạm

Hà Tĩnh: Tiến hành tiêu hủy 200kg nội tạng động vật

Phú Thọ: Tạm giữ trên 300 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm