Thứ ba 05/11/2024 23:21
Hàng giả bán giữa Trung tâm thương mại Saigon Square và câu hỏi trách nhiệm

Bài 4: Chuyển biến sau cuộc đột kích

Sau sự vào cuộc quyết liệt, không dừng, không nghỉ của lực lượng Quản lý thị trường, hàng giả, hàng nhái tại Trung tâm Saigon Square đã dần được kiểm soát.

“Thiên đường hàng nhái” nay chỉ còn...vang bóng

Trung tâm thương mại Saigon Square từng được mệnh danh là “thiên đường mua sắm” của giới trẻ TP.HCM. Nơi đây cũng là địa chỉ yêu thích của khách du lịch mỗi khi có dịp đến với thành phố này bởi sẽ thỏa mãn được thú vui mua sắm hàng hiệu của rất nhiều thương hiệu với “giá rất mềm’. Song những ngày đầu tháng 11/2022, với sự chỉ đạo xuyên suốt của của Đảng ủy Tổng cục Quản lý thị trường cùng với một bản kế hoạch hoàn toàn bí mật sự vào cuộc trực tiếp của Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh, lực lượng Quản lý thị trường đã chia làm 6 tổ công tác bất ngờ “đột kích” kiểm tra hàng loạt điểm kinh doanh tại Saigon Square, khiến tiểu thương “trở tay không kịp”.

Liên tiếp những ngày sau đó là các cuộc kiểm tra với phương châm sẽ kiểm tra toàn diện, niêm phong để truy vết tới tận cùng ‘hang ổ’ của hàng nhái, hàng giả. Chính điều này đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt tại nơi là “thành trì bất khả xâm phạm” của vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Sau sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Quản lý thị trường, báo cáo của Quản lý thị trương TP.HCM cho thấy: Qua kiểm tra trong tháng 11, 12/2022 và một số tháng từ đầu năm 2023 đến nay, Cục Quản lý thị trường Thành phố đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 49 tổ chức, cá nhân vi phạm, tạm giữ và xử lý 6.265 đơn vị sản phẩm thắt lưng, ví, túi xách, quần áo, khăn choàng, vòng tay, kẹp tóc, nón vải, giày dép, ốp lưng điện thoại, đồng hồ đeo tay các loại... Tổng số tiền xử phạt đối với các cơ sở vi phạm là 818.000.000 đồng.

Các mặt hàng giả nhãn mác, thương hiệu bị phát hiện, thu giữ tại Trung tâm Saigon Square

Báo cáo cũng nêu rõ, chỉ trong tháng 10, 11/2022, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 34 vụ phát hiện 5.404 sản phẩm vi phạm chủ yếu là quần áo, túi xách, giày dép, mắt kính…. Quản lý thị trường TP.HCM đã xử phạt 632 triệu đồng. Trong tháng 3/2023, 3 tháng sau cuộc ra quân, lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra 2 vụ và phát hiện chỉ còn 64 đơn vị sản phẩm vi phạt. Đồng thời, trong tháng 4, 5,6/2023, Quản lý thị trường kiểm tra 13 vụ phát hiện 797 sản phẩm vi phạm chủ yếu là túi xách, xử phạt 160 triệu đồng. Tính chung 8 tháng tính từ tháng 11/2022 đến tháng 6/2023, Cục Quản lý thị trường đã xử phạt 818 triệu đồng qua 49 vụ kiểm tra, phát hiện 6.265 đơn vị sản phẩm vi phạm.

Nhìn vào những con số này có thể thấy, chỉ riêng 2 tháng 10 và 11/2022, lực lượng Quản lý thị trường với quyết tâm truy quét tới cùng “hàng ổ” của hàng giả đã phát hiện thu giữ được 5.404 đơn vị sản phẩm, xử phạt 632 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh tại Trung tâm thương mại Saigon Square chiếm tới 2/3 (hơn 600 triệu trong tổng số hơn 800 triệu) tổng số tiền xử phạt tính chung cho hơn 8 tháng. Trong khi đó, số tiền xử phạt trong 4 tháng đầu năm 2023 chỉ bằng 1/3 số tiền xử phạt của tháng 10,11/2022, đơn vị hàng hóa vi phạm chỉ bằng 1/5 so với đợt cao điểm truy quét của lực lượng Quản lý thị trường. Những con số này một lần nữa thể hiện, sau sự vào cuộc quyết liệt, đấu tranh không khoan nhượng với tiêu cực với phương châm “ai không làm thì đứng sang một bên”, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái tại Trung tâm thương mại Saigon Square đã giảm một cách rõ rệt.

Rất nhiều kiôt phải đóng cửa sau đợt truy quét của lực lượng Quản lý thị trường

Nhận thức của tiểu thương tại đây cũng đã phải dần thay đổi với một ý thức phải làm ăn chính đáng, không còn kiểu “chộp giật” rồi đối phó sau rồi “đâu vẫn hoàn đấy” như những lần kiểm tra trước. Buôn bán hàng giả, hàng nhái đã dần không còn chỗ “ngự trị” tại Trung tâm Saigon Square. Báo cáo của Quản lý thị trường TP.HCM cũng cho thấy: Sau khi lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, xử lý, đồng thời kết hợp với tổ chức tuyên truyền, ký cam kết với các tổ chức, cá nhân đến nay tình hình kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã giảm so với trước. Đa số các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại đây đã ý thức được việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất là vi phạm pháp luật và đang tìm các mặt hàng khác để chuyển hướng kinh doanh, một số tổ chức, cá nhân đã chuyển sang kinh doanh mặt hàng khăn tay, túi xách có họa tiết thêu đan và không bán sản phẩm quần áo, mũ nón, giày dép in… logo của các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới.

“Trên dưới đồng lòng” đẩy lùi tiêu cực

Những ngày đầu tháng 6/2023, phóng viên Báo Công Thương quay trở lại Trung tâm Saigon Square sau gần 8 tháng Tổng cục Quản lý thị trường, dẫn đầu là Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh bất ngờ đột kích. Một không khí thay đổi đã hiện ra rõ rệt. Đa số các quầy sạp bán hàng áo quần may trong nước, giày dép trong nước, hàng lưu niệm, trang sức… đều mở cửa đón khách mua sắm bình thường. Khách vào trung tâm mua sắm có cả người nước ngoài lẫn trong nước. Trong khi đó, nhiều quầy sạp từng trưng bày lượng lớn hàng hóa là túi xách, ví, dây nịt, giày dép, đồng hồ… gắn với những thương hiệu nổi tiếng thế giới, được lực lượng Quản lý thị trường xác định là hàng nhái, giả… cách đây 8 tháng, nay đang quây bạt kín bịt bùng, đóng cửa khóa tạm ngưng bán hàng. Một số quầy chuyên bán ví, bóp da dành cho nam cũng được dỡ hết, không còn dấu hiệu hoạt động, thậm chí còn trưng biển sang nhượng ki ốt.

Nhiều kiôt treo biển sang nhượng tại Trung tâm thương mại Saigon Square sau đợt truy quét - Ảnh chụp tháng 6/2023

Sau cuộc đột kích của Tổng cục Quản lý thị trường vào Trung tâm thương mại Saigon Square, nhiều ý kiến đánh giá cho rằng: Cái được không phải là truy quét, thu giữ được bao nhiêu lượng hàng hóa vi phạm, xử phạt được bao nhiêu triệu đồng của tiểu thương. Cao hơn hết, sau sự vào cuộc quyết liệt, ý thức về việc kinh doanh của các tiểu thương đã được thay đổi. Họ nhận ra được một điều không có điều gì là bất biến khi lực lượng chức năng đã đồng lòng, quyết tâm từ người đứng đầu Tổng cục tới mỗi cán bộ thực thi nhiệm vụ và có sự ủng hộ tuyệt đối của đại đa số người dân dù có là “thành trì bất khả xâm phạm” hay biểu tượng của giới mua sắm thì đã là tiêu cực, gian dối thì Trung tâm Saigon Square không thể là “vùng cấm”.

Chúng tay có thể thấy, cuộc kiểm tra này, cũng như một “mảnh ghép” hòa vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng ta đang thực hiện dưới sự chỉ đạo sát sao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cả hệ thống chính trị đang làm nên những chuyển biến hết sức to lớn trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì Bộ Công Thương và Tổng cục Quản lý thị trường cũng không đứng ngoài cuộc. Dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường thì công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực nói chung và lĩnh vực Quản lý thị trường nói riêng đã được thực hiện theo tinh thần “không ngừng, không dừng, không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Minh chứng rõ nét là cuộc kiểm tra vừa qua tại Trung tâm thương mại Saigon Square.

Qua vụ việc này cho thấy, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực không phải là những “tư tưởng cao siêu” mà đó là những điều rất đỗi bình dị, gắn bó mật thiết với đời sống thường ngày. Qua kiểm tra, các tiểu thương sẽ nhận thức được rằng không thể tồn tại lối hành xử, kinh doanh theo kiểu gian lận và sử dụng các “chiêu trò” để đối phó, thậm chí “thậm thụt” “đi đêm” với một cá nhân nào đó để yên ổn làm ăn.

Trung tâm thương mại Saigon Square không còn tái diễn cảnh buôn bán hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần lưu ý, chống tham nhũng mới chỉ là một vế, cần phải chống cả tiêu cực. Tham nhũng và tiêu cực như “kẻ cắp bà già” cùng dắt tay đi trong bóng tối. Không có tiêu cực, chạy chọt, thì không có tham nhũng. Vì vậy, việc xử lý kiên quyết, truy tới cùng hàng giả, hàng nhái sẽ là “liều thuốc hữu hiệu” để tiểu thương không còn hi vọng, không dám nghĩ tới việc có thể sử dụng “tiêu cực” nhằm có thể đối phó với thanh, kiểm tra. Khi tiêu cực không còn “đất dung thân” sẽ góp phần ngăn chặn, thậm chí triệt tiêu tham nhũng từ sớm, từ xa.

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thu giữ hàng chục xe điện không rõ nguồn gốc, cấm lưu thông trên thị trường

Nghệ An: Tiêu hủy 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Trị: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Tây Ninh: Quản lý thị trường 'mạnh tay' với vi phạm trên thương mại điện tử

Đà Nẵng: Phát hiện 2 cửa hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes, Chanel, Gucci, Adidas

Hà Nội đẩy mạnh kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn trường học

Quản lý thị trường Cao Bằng triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quản lý thị trường Nghệ An triển khai đợt cao điểm dịp Tết Nguyên đán 2025

Bạc Liêu: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hà Nội: Tạm giữ nhiều hàng hoá vi phạm tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Hàng nghìn vụ buôn lậu và gian lận thương mại được xử lý trong 2 năm

Quản lý thị trường phía Nam đồng loạt ra quân kiểm tra hàng hoá xuyên Tết Nguyên đán

Hà Nội mạnh tay xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm và y tế

Thấy Quản lý thị trường, nhiều cửa hàng tại Sài Gòn Square đóng sập cửa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường liên tiếp phát hiện nhiều vi phạm trên thương mại điện tử

Bắc Giang: Phát hiện 3 xe tải chở gần 8.000 sản phẩm nhập lậu

Quản lý thị trường 'đột kích' chợ Bến Thành, phát hiện nhiều vi phạm

Hà Nội: Mạnh tay xử lý cơ sở kinh doanh trái phép 'bóng cười'

Cao Bằng: Xử phạt 2 hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ