Bài 1: Lịch sử và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý, kinh doanh xăng dầu

Lịch sử đương đại ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng xăng dầu, gắn liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng tới tình hình tài chính toàn cầu
Chiết khấu kinh doanh xăng dầu: Bộ Công Thương đã nhiều lần đề nghị, Bộ Tài chính chưa điều chỉnh

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực sản xuất, nền kinh tế, đời sống xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Sự biến động về giá cả mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kịch bản điều hành và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Lịch sử biến động không ngừng

Năm 1973-1975, thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng dầu lửa Trung Đông khiến giá tăng vụt. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, liên quan đến xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Người dân của nhiều quốc gia phải xếp hàng dài chờ đợi trước các cây xăng.

Dầu mỏ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Ảnh: History.
Dầu mỏ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Ảnh: History.

Năm 1979, cách mạng Iran đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn thứ hai thế giới. Chỉ trong vòng 1 năm (1979-1980), mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 15,85 USD lên 39,5 USD. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề khiến lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ. Giá dầu tụt thê thảm vào những năm 1980, do tăng trưởng kinh tế chậm tại các nước công nghiệp. Hệ quả là giá dầu giảm mạnh từ 35 USD hồi năm 1981 xuống dưới 10 USD một thùng năm 1986. Cuộc khủng hoảng gây tổn thất nghiêm trọng cho các nước xuất khẩu dầu ở Bắc Âu, Liên Xô và khối OPEC. Nhiều công ty nhiên liệu của Mexico, Nigeria và Venezuela đến bên bờ vực phá sản.

Giá dầu thế giới một lần nữa tăng vọt 13% vào tháng 8-1990 vì cuộc chiến tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để giải phóng Kuwait. Tại thời điểm đó, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17 USD lên 36 USD mỗi thùng. Khủng hoảng này phần nào là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ với sự sụp đổ của thị trường tín dụng. Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng gián tiếp như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn vào vòng xoáy suy thoái.

Thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng liên quan đến dầu mỏ. Ảnh: Investopedia
Thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng liên quan đến dầu mỏ. Ảnh: Investopedia

Các năm 2001, 2007-2008, 2011 và 2014, thế giới đều chứng kiến các khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng, với giá dầu có nhiều thời điểm lên mức trên 100 USD một thùng. Đối với hiện tại, tác động bởi đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga - UKraine, đã khiến giá dầu tăng vọt, khủng hoảng năng lượng càng trở nên nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân khiến lạm phát tại nhiều quốc gia châu Âu hiện đang ở mức cao nhất trong 3-4 thập kỷ qua. Như tại Anh, dự kiến lạm phát vào tháng 10-2022 sẽ lên tới 13%, trong khi tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), con số này đã dao động quanh mức 10%.

Các nước quản lý kinh doanh xăng dầu như thế nào?

OPEC

OPEC là một tổ chức liên chính phủ thường trực của 14 quốc gia đang phát triển xuất khẩu dầu mỏ, là tổ chức điều phối và thống nhất các chính sách dầu khí của các quốc gia thành viên. Chính sách quản lý giá của khối này bao gồm 2 điểm chính: độc quyền quyết định giá và hạn ngạch sản xuất (khai thác). Tất các quốc gia đều thu được lợi nhuận đáng kể nhờ vào sự độc quyền về nguồn cung dầu mỏ do đó họ có thể tác động làm thay đổi mức giá bán theo hướng có lợi nhất. Các quốc gia trong OPEC cùng thống nhất việc tăng giá hay giảm giá dầu mỏ nhằm thu lợi nhuận cao nhất trong mọi tình hình. Mục tiêu chính thức được ghi trong Hiệp ước thành lập của OPEC là bảo vệ lợi ích của các nước thành viên; bảo đảm sự ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu mỏ, ổn định giá dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ; bảo đảm cung cấp đều đặn dầu mỏ cho các nước khác; bảo đảm cho các nước thành viên nguồn thu nhập ổn định từ nguồn lợi dầu mỏ; xác định chiến lược khai thác và cung cấp dầu mỏ.

OPEC được thành lập nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các quốc gia thành viên. Ảnh: Energy Intelligence.
OPEC được thành lập nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các quốc gia thành viên. Ảnh: Energy Intelligence.

Thực tế chỉ ra, nhiều biện pháp được OPEC đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, điển hình như trong các cơn khủng hoảng dầu mỏ, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách giá cao trong một thời gian dài. OPEC có nhiệm vụ điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu mỏ của các nước thành viên và qua đó để khống chế giá dầu.

Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC mỗi năm nhóm họp hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề xuất các biện pháp tương ứng bảo đảm việc cung cấp dầu trong tương lai. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc luân phiên làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ. OPEC là đề ra một chiến lược chung về dầu mỏ nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư thừa giả tạo nhằm qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.

Mỹ

Mỹ là quốc gia có lượng xăng dầu tiêu thụ nhiều nhất thế giới nên bị ảnh hưởng rất lớn khi giá xăng dầu biến động. Trong khi đó, ngành xăng dầu Mỹ gồm một số lượng lớn các doanh nghiệp, nhưng quy mô các doanh nghiệp rất khác nhau. Chính vì vậy, việc quản lý, kiểm soát và định hướng tiêu dùng nhằm giữ ổn định thị trường loại hàng hóa chiến lược này được chính phủ Mỹ rất quan tâm và chú trọng.

Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu về khai thác, sản xuất dầu mỏ. Ảnh: Candorium.
Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu về khai thác, sản xuất dầu mỏ. Ảnh: Candorium.

Chính quyền Washington đã và đang thực thi một số chính sách cơ bản đối với kinh doanh xăng dầu:

Thứ nhất, về điều kiện gia nhập thị trường, Mỹ không hạn chế việc tham gia thị trường và quyền kinh doanh bao gồm cả quyền nhập khẩu và quyền phân phối mà quốc gia này quy định phải có sự tách biệt giữa hoạt động lọc dầu và hoạt động bán lẻ. Quy định này buộc các công ty dầu mỏ cho thuê các trạm bơm xăng cho các nhà vận hành độc lập khi có nguy cơ thống lĩnh thị trường và nhằm hạn chế các hành vi phi cạnh tranh. Các doanh nghiệp tư nhân nắm giữ từ lọc dầu đến nhập khẩu và cả phân phối sản phẩm xăng dầu, giá được thị trường quyết định, tuy nhiên vẫn có sự can thiệp ở mức tối thiểu của chính phủ. Chính vì các quy định hạn chế đối với hoạt động thương mại chỉ ở mức tối thiểu nên giá sản phẩm xăng dầu tại nước này thay đổi cùng nhịp với giá sản phẩm xăng dầu thế giới. Tuy nhiên, không có nghĩa là thị trường xăng dầu Mỹ hoàn toàn không có sự quản lý của chính phủ mà ở đó các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định chung về bảo vệ người tiêu dùng và chống các hành vi phi cạnh tranh, cũng như nộp các loại thuế, tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn...

Thứ hai, về chính sách dự trữ, Mỹ không có sự can thiệp trực tiếp đến giá cả thị trường mà thông qua vận hành quỹ dự trữ chiến lược. Mỹ có kho dự trữ chiến lược và tham gia chương trình năng lượng quốc tế của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), kho dự trữ chiến lược này được sử dụng để đảm bảo nguồn cung ứng cho nhu cầu nội địa, đồng thời can thiệp vào thị trường xăng dầu thế giới trong những trường hợp thiếu hụt. Trong những trường hợp có sự mất cân đối đáng kể trong cung cấp dầu mỏ, nguồn dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR) phối hợp với các nước thành viên IEA khác sẽ được bán ra với số lượng lớn. Điều mà không nhiều quốc gia có đủ năng lực bởi bí hỏi phải có một lượng vốn lớn dành cho dự trữ.

Thứ ba, về chính sách thuế, Mỹ áp dụng thuế suất ổn định và tương đối thấp đối với các sản phẩm xăng dầu. Việc áp dụng thuế suất ổn định không những ổn định nguồn thu của Nhà nước, mà còn phản ánh sát thực hơn về biến động của thị trường xăng dầu quốc tế. Tuy nhiên, điều này làm cho người sử dụng xăng dầu luôn phải đối mặt với sự biến động giá cả và điều tiết lượng tiêu dùng.

Mỹ áp dụng thuế suất tương đối thấp đối với các sản phẩm xăng dầu. Ảnh: Reuters.
Mỹ áp dụng thuế suất tương đối thấp đối với các sản phẩm xăng dầu. Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, Mỹ là quốc gia rất hiệu quả trong triển khai các biện pháp nhằm chống cạnh tranh độc quyền mặt hàng xăng dầu, bình ổn giá. Chính phủ Mỹ thường xuyên điều tra chống các hiện tượng thao túng thị trường xăng dầu bất hợp pháp; yêu cầu các công ty năng lượng tái đầu tư vào việc mở rộng công suất lọc dầu, tăng cường công tác nghiên cứu phát triển công nghệ mới, khuyến khích tìm kiếm và sử dụng các nguồn nhiên liệu mới thay thế xăng dầu; thường xuyên công bố giá bán bình quân xăng dầu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng có căn cứ lựa chọn cây xăng có mức giá bán phù hợp, đảm bảo tính minh bạch thị trường và hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin.

Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xăng dầu ở Mỹ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên bang và pháp luật của các bang. Các bang quy định phải có sự tách biệt giữa hoạt động lọc dầu và hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp. Quy định này đã gây sức ép các doanh nghiệp dầu mỏ cho thuê các trợm bơm xăng cho các nhà vận hành động lập khi nhận thấy nguy cơ các doanh nghiệp này sẽ thống lĩnh thị trường. Bộ Năng lương Mỹ là cơ quan có nhiệm vụ dự trữ xăng dầu nhằm cân đối cung - cầu, chuyển đổi nhiên liệu và phân chia dự trữ dầu thô theo các quy định của cơ quan Năng lượng quốc tế.

Trong trường hợp có sự mất cân đối đáng kể trên thị trường xăng dầu, lượng xăng dầu dự trữ sẽ được bán ra trên thị trường. Tổng thống có thẩm quyền ra lệnh cắt giảm dự trữ xăng dầu nếu hành động này là cần thiết do sự thiếu hụt nghiêm trọng trong cung cấp năng lượng hoặc do nghĩa vụ của Mỹ trong chương trình năng lượng quốc tế.

(còn nữa)

Minh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Petrovietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới

Petrovietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới

Ngày 6/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.
Lào Cai: Huy động lực lượng khắc phục thiệt hại lưới điện do giông lốc

Lào Cai: Huy động lực lượng khắc phục thiệt hại lưới điện do giông lốc

Từ đêm 5/5 đến sáng 6/5, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to kèm theo giông lốc diện rộng gây thiệt hại đối với hệ thống điện, nhiều cột điện đổ gãy.
EVNHANOI: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa nắng nóng 2024

EVNHANOI: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa nắng nóng 2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, năm 2024 nắng nóng sẽ đến sớm, gay gắt hơn và có thể xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ.
21 tỉnh thành phía Nam chung tay tiết kiệm điện

21 tỉnh thành phía Nam chung tay tiết kiệm điện

Tình hình nắng nóng tại các tỉnh phía Nam ngày càng phức tạp, cùng với các giải pháp đảm bảo cấp điện, công tác tiết kiệm điện được quyết liệt triển khai.
Thông tin mới nhất về tiến độ đường dây 500kV mạch 3, tuần đầu tháng 5/2024

Thông tin mới nhất về tiến độ đường dây 500kV mạch 3, tuần đầu tháng 5/2024

Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối vẫn đang gấp rút thi công với mục tiêu hoàn thành trong tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

PC Nghệ An triển khai các giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong mùa nắng nóng

PC Nghệ An triển khai các giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong mùa nắng nóng

Để đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục mùa hè nắng nóng, PC Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp như tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải, dịch chuyển phụ tải.
Khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Công đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tham gia đường dây 500kV mạch 3.
Giới chuyên gia phân tích lý do không mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Giới chuyên gia phân tích lý do không mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Chiều 4/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn kỹ thuật về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

Các chuyên gia cho rằng, cần có cái nhìn tổng thể về vòng đời của điện áp mái, vì khi lắp thì là màu xanh, nhưng khi sản xuất và tiêu hủy sẽ là màu xám.
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), trong 2 ngày 3-4/5, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật này tại Hà Nội.
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1: Góp phần đảm bảo cung ứng điện trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1: Góp phần đảm bảo cung ứng điện trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Số liệu thống kê cho thấy, tiêu thụ điện bình quân trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay giảm 8% so với ngày trước lễ và tăng rất cao so với cùng kỳ nghỉ lễ 2023.
Tây Ninh: Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án truyền tải điện

Tây Ninh: Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án truyền tải điện

UBND tỉnh Tây Ninh vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và nhà đầu tư 2 dự án truyền tải điện, đảm bảo cung cấp điện cho địa phương và vùng lân cận.
Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong quy hoạch, đầu tư các dự án nguồn điện

Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong quy hoạch, đầu tư các dự án nguồn điện

Công tác quy hoạch điện, đầu tư các dự án nguồn điện là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

Theo nhận định từ chuyên gia, chính sách ghi nhận sản lượng có thể được thay đổi điều tiết hợp lý để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Chiều 3/5 hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục diễn ra với chuyên đề "Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới".
Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) với nhiều nội dung mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từng bước xanh hóa

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam từng bước xanh hóa

Thời gian qua, ngành Dầu khí Việt Nam có xu hướng chuyển dịch phát triển năng lượng theo hướng xanh, sạch một cách mạnh mẽ.
Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, trong 2 ngày 3-4/5/2024, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật này tại Hà Nội.
Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ mới đây đã tạm thời cho phép giao dịch với các ngân hàng Nga để thanh toán trong lĩnh vực năng lượng.
Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm năng lượng tới người dân

PC Cao Bằng đã chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền, cùng các đơn vị truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện đến từng hộ gia đình, cơ quan...
VTECH hoàn thành sớm 6 gói thầu cung cấp 100 cột thép cho đường dây 500kV mạch 3

VTECH hoàn thành sớm 6 gói thầu cung cấp 100 cột thép cho đường dây 500kV mạch 3

Công ty TNHH Công nghệ Việt (VTECH), là đơn vị đầu tiên sớm hoàn thành toàn bộ gói thầu cung cấp cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3
Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3% tại phiên giao dịch ngày 1/5 bởi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng cùng triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông.
EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động điện cho cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động điện cho cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy
Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3

Hoàn thành kéo dây những khoảng néo đầu tiên Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Đường dây 500kV mạch 3: Nhiều giải pháp tháo gỡ thách thức mang tên "cột thép"

Trước những khó khăn về cung cấp cột thép cho đường dây 500kV mạch 3, EVN/EVNNPT đã tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động