Thứ ba 26/11/2024 21:16

Bắc Giang sắp diễn ra lễ hội Yên Thế

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế 1884 - 2024, (gọi tắt là Lễ hội Yên Thế).

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17/3/2024, lễ hội Yên Thế là một trong những lễ hội hiếm hoi được tổ chức theo lịch dương hàng năm.

Đây là một trong những sự kiện văn hóa lớn của tỉnh Bắc Giang được tổ chức nhằm ca ngợi tinh thần yêu nước, đấu tranh anh dũng, bất khuất của người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược suốt gần 30 năm ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Tái hiện lễ tế cờ của nghĩa quân Yên Thế tại lễ hội Yên Thế. Ảnh baobacgiang

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định lễ hội Yên Thế do thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám tổ chức. Trước mỗi trận chiến đánh giặc Pháp xâm lược, nghĩa quân làm lễ tế cờ và lễ thề. Hiện còn đình Hả (Tế cờ) và đền Thề minh chứng cho hoạt động đó.

Năm 2012, lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây không ngừng bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống đó qua việc gìn giữ, tôn vinh, quảng bá, tổ chức lễ hội với quy mô ngày càng lớn, mang đậm bản sắc.

Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch như: Lễ tế, Lễ dâng hương, Lễ phóng ngư - thả điểu; Triển làm, trưng bày sinh vật cảnh; Giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia năm 2024; Giải chọi dê; Các giải thể thao như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền hơi, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co...

Các trò chơi dân gian; Hội diễn văn nghệ quần chúng; Hội trại Thanh niên; Hội chợ thương mại du lịch; khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đình Hả và dâng hương tại đền thờ Lương Văn Nắm; công trình Đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế; Đình Ba tầng mái...

Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong Lễ hội Yên Thế có nội dung phong phú, đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn, mang đặc trưng lịch sử - văn hóa Bắc Giang. Qua đó tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế tổ chức nhằm khơi dậy, phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, tăng cường tình đoàn kết các dân tộc; cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Trong dịp này, lượng khách đổ về khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám sẽ khá lớn. Do đó Ban tổ chức lễ hội Yên Thế đang tăng cường cho công tác tuyên truyền quảng bá về lễ hội, đảm bảo công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và đảm bảo vệ sinh môi trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân đến với khu di tích.

Chi tiết chương trình Lễ hội Yên Thế:

Lễ hội Yên Thế

1. Thời gian: Từ ngày 15/3 - 17/3/2024

2. Địa điểm: Khu Di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế) và một số địa điểm khác có liên quan.

Nội dung Lễ hội Yên Thế, bao gồm:

* Ngày 12/3/2024: Khai mạc Giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia năm 2024 (tổ chức từ ngày 12/3 đến 18/3/2024).

* Ngày 15/3/2024:

+ Lễ cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đình Hả và dâng hương tại đền thờ Lương Văn Nắm (xã Tân Trung, huyện Tân Yên).

+ Lễ cắt băng khánh thành công trình Đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế; Đình Ba tầng mái (thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế).

+ Khai mạc trưng bày Khởi nghĩa Yên Thế.

+ Lễ tế, Lễ dâng hương, Lễ phóng ngư - thả điểu.

+ Khai mạc Hội trại Thanh niên.

* Ngày 16/3/2024: Khai mạc Lễ hội Yên Thế lúc 8 giờ tại Khu Di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế).

* Các hoạt động khác: Từ ngày 14/3 đến 17/3/2024 tại Khu Di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế).

Hội diễn văn nghệ quần chúng huyện Yên Thế, hội chợ thương mại du lịch, giới thiệu ẩm thực và trưng bày sản vật đặc trưng, triển lãm, trưng bày sinh vật cảnh, tổ chức giải chọi dê, các giải thể thao: Bóng đá, cầu lông, bóng chuyền hơi, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co..., các trò chơi dân gian.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Tin cùng chuyên mục

Du khách sắp được thưởng thức “phở số” tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội

Việt Nam lần thứ 5 được vinh danh Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Barcelona và Brest, 03h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Sporting Lisbon và Arsenal, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Man City và Feyenoord, 3h00 ngày 27/11, Champions League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11, rạng sáng 26/11: Newcastle và West Ham, Al-Gharafa và Al Nassr

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Newcastle và West Ham, 3h00 ngày 26/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Lai Châu: Đặc sắc các hoạt động thể thao, văn hóa dân tộc tại lễ hội PuTaLeng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Southampton và Liverpool, 21h00 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11, rạng sáng 25/11: Ipswich Town và MU, Southampton và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Link xem trực tiếp bóng đá Leicester City và Chelsea, 19h30 ngày 23/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận định bóng đá Man City và Tottenham, 00h30 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh 2024/2025

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới