Chủ nhật 24/11/2024 13:44

Bắc Giang nâng cao năng lực cấp điện cho mùa nắng nóng năm 2024

Trước tình hình nguồn cung điện năm 2024 có khả năng gặp nhiều khó khăn, hiện PC Bắc Giang và Sở Công Thương đã xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung.

Theo dự báo, năm 2024, sản lượng điện thương phẩm của Bắc Giang đạt hơn 6,4 tỷ kWh, tăng hơn 10% so với năm 2023. Do đó, cùng với đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn, ngay từ đầu năm 2024, ngành Công Thương đã phối hợp với Công ty Điện lực Bắc Giang (PC Bắc Giang) xây dựng các phương án cung ứng, bảo đảm nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

Nhu cầu điện cho sản xuất tăng cao

Là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng sản xuất công nghiệp, năm 2023, lượng điện sử dụng cho công nghiệp, xây dựng của Bắc Giang chiếm khoảng 70% tổng lượng điện tiêu thụ của toàn tỉnh.

Năm 2023, sản xuất công nghiệp- xây dựng chiếm 70% sản lượng điện tiêu thụ toàn tỉnh (Ảnh: Minh họa)

Tuy nhiên, năm 2023 tỉnh Bắc Giang cũng như nhiều địa phương trong cả nước xảy ra tình trạng thiếu điện. Nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp (KCN), địa phương phải thực hiện tiết giảm điện luân phiên, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Ông Bạch Hồng Quân, Phó Giám đốc PC Bắc Giang cho biết, năm 2024, sản lượng điện thương phẩm của Bắc Giang đạt hơn 6,4 tỷ kWh, tăng hơn 10% so với năm 2023.

Trước dự báo trên, vừa qua UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND phê duyệt phương án cung ứng điện năm 2024 khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện hoặc vận hành trong chế độ cực kỳ khẩn cấp.

Theo đó, sẽ ưu tiên cung cấp điện cho các khách hàng sử dụng điện quan trọng được quy định tại Thông tư số 22/2020/TT-BCT ngày 9/9/2020 của Bộ Công Thương. Cụ thể, ưu tiên cấp điện cho bệnh viện, trường học; các đơn vị lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, thông tin liên lạc. Ưu tiên cấp điện cho bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; cấp điện phục vụ bơm nước sạch; phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội quan trọng; các hoạt động tiếp xúc cử tri, kỳ họp HĐND các cấp; các kỳ thi tốt nghiệp trung học quốc gia trên địa bàn và bảo đảm điện thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 của tỉnh.

Theo thống kê, 5 năm gần đây, lượng điện tiêu thụ của tỉnh liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm đứng tốp đầu cả nước. Giai đoạn 2016-2020, điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 21,23%. Điện thương phẩm năm 2022 tăng 18,32% so với năm 2021. Sản lượng điện thương phẩm năm 2023 tăng 12,27% so với năm 2022. Điều này khẳng định sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, song cũng tạo sức ép lớn về cung cấp điện.

Nâng cao năng lực cấp điện

Nhằm đảm bảo kế hoạch cung ứng điện của tỉnh cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và tiêu dùng, năm 2024 PC Bắc Giang đã triển khai 15 dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo lưới điện trung, hạ thế trên địa bàn tỉnh với tổng nguồn vốn hơn 204,5 tỷ đồng. Các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ bảo đảm cung ứng điện phục vụ cho KCN Quang Châu mở rộng (thị xã Việt Yên), Cụm công nghiệp Thanh Vân (Hiệp Hòa), nâng cao chất lượng điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn.

Năm 2024 PC Bắc Giang tiếp tục đầu tư mới cũng như đẩy nhanh công tác sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn cho mùa nắng nóng 2024 (Ảnh: Thanh Hương)

Các dự án với các hạng mục chính như: Xây dựng mới 94 trạm biến áp (TBA) (tổng công suất hơn 21,7 nghìn kVA); xây mới, cải tạo gần 200 km đường dây từ hạ thế đến trung thế… Theo PC Bắc Giang, nhằm bảo đảm nguồn điện trong dịp cao điểm nắng nóng năm nay, từ đầu tháng 12/2023, đơn vị đã khởi công 11/15 dự án được giao làm chủ đầu tư và dự kiến hoàn thành vào 31/3/2024.

Hiện đã có 3 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, vượt tiến độ trước 1 tháng gồm: Lưới điện tại các xã Kiên Thành, Tân Sơn, Sơn Hải, Hồng Giang, Tân Lập, Hộ Đáp, Phong Vân, thị trấn Chũ (Lục Ngạn); Lệ Viễn, Đại Sơn, An Lạc, Giáo Liêm (Sơn Động); Đồng Lạc, Canh Nậu, Tân Hiệp, Đồng Tiến, Hồng Kỳ, thị trấn Bố Hạ (Yên Thế).

Theo đại diện PC Bắc Giang, còn một số ít hạng mục tại một số dự án gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng như: Dự án cải tạo, nâng cấp đường dây 474 TBA 110 kV Đức Thắng, đoạn từ cột 56 đến cột 114 để cấp điện cho Cụm công nghiệp Thanh Vân (Hiệp Hòa); dự án xây dựng, cải tạo lưới điện ở 9 xã, thị trấn của huyện Lạng Giang và 6 xã, phường thuộc thị xã Việt Yên… Đơn cử như vướng mắc tại công trình xây dựng TBA Hoàng Mai 10 (công suất 400 kVA) thuộc tổ dân phố Hoàng Mai 3, phường Nếnh (thị xã Việt Yên).

Để bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án, ông Bạch Hồng Quân, cho hay: “Đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận để các hộ đồng ý giao mặt bằng thi công. Bên cạnh đó, đơn vị chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh phương án xây lắp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên, kịp đưa các công trình vào đóng điện phục vụ sản xuất và dân sinh theo kế hoạch”.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử