Thứ tư 27/11/2024 17:48

ADB tài trợ dự án điện mặt trời nổi lớn nhất Việt Nam

Ngày 2/10, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký kết một hiệp định cho vay trị giá 37 triệu USD với Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim- Hàm Thuận - Đa Mi (DHD) để tài trợ việc lắp đặt một dàn pin điện mặt trời nổi với công suất đỉnh là 47,5 MWp trên hồ chứa hiện thời của nhà máy thủy điện Đa Mi với công suất 175MW thuộc Công ty DHD.    

Đây là dự án điện mặt trời nổi có quy mô lớn nhất đầu tiên triển khai ở Việt Nam, do DHD thực hiện và cũng là dự án điện mặt trời nổi qui mô lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. ADB tài trợ vốn cho dự án này theo chương trình cho vay khu vực tư nhân không thông qua bảo lãnh của Chính phủ.

Ông Christopher Thieme - Phó Tổng Vụ trưởng, Vụ Nghiệp vụ khu vực tư nhân của ADB, nhận định: “Dự án sẽ giúp tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất năng lượng tái tạo của Việt Nam, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá..., góp phần bảo vệ môi trường, phù hợp chiến lược phát triển bền vững. Việc kết hợp hai công nghệ năng lượng sạch là thủy điện và điện mặt trời mang tính sáng tạo có thể giúp phát huy tốt những tính năng của hai loại hình này. Chẳng hạn, thủy điện có thể tích trữ điện bù nguồn cho điện mặt trời khi ban đêm không phát được điện, góp phần giải quyết tính không ổn định của nguồn điện mặt trời. Mô hình này có thể nhân rộng ở Việt Nam và Châu Á…”.

Đại diện ADB (bên trái, hàng đầu) và Công ty DHD (bên phải, hàng đầu) ký kết thỏa thuận

Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc DHD cho biết: Các hồ thủy điện ở miền Nam có tiềm năng điện mặt trời lớn. DHD là công ty đầu tiên tại Việt Nam xây dựng một nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện, đây là một bước đi rất táo bạo trên cơ sở đã nghiên cứu, tính toán kỹ về các yếu tố có liên quan. Đây cũng là dự án tài trợ vốn cho vay tư nhân đầu tiên của ADB mà không thông qua bảo lãnh Chính phủ. DHD đã rất nỗ lực phối hợp cùng với ADB trong đàm phán cũng như giải trình, cung cấp các thông tin, chứng mình năng lực, hiệu quả của dự án và các vấn đề liên quan đến tư vấn, rà soát pháp lý... để hai bên đi đến ký kết thỏa thuận tài trợ vốn hôm nay.

Trao đổi với báo chí về dự án và chương trình tài trợ vốn

Một vấn đề quan trọng đối với các dự án điện mặt trời là nguồn điện phát không ổn định, khó khăn trong vấn đề đấu nối, chuyển tải lên lưới điện quốc gia, đòi hỏi cần phải có các giải pháp thích hợp về công nghệ… cũng như quản lý, vận hành mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Ông Lê Văn Quang cho biết: “Khi đầu tư, DHD đã xem xét rất kỹ những vấn đề liên quan đến đấu nối, chuyển tải, đã lường trước được khó khăn này. Lợi thế của DHD là các nhà máy thủy điện rất gần các hệ thống chuyển tải điện đi ngang qua, trong tầm quản lý và xử lý của DHD, còn các nhà đầu tư khác khi đầu tư điện mặt trời thì có lẽ không được thuận lợi như của DHD".

Gói tài trợ bao gồm một khoản vay trị giá 17,6 triệu USD từ nguồn vốn vay thông thường của ADB. Khoản vay này được bổ sung 15 triệu USD đồng tài trợ ưu đãi hỗn hợp được cung cấp bởi Quỹ Biến đổi khí hậu Canada cho Khu vực tư nhân ở Châu Á và quỹ tiếp nối của nó, Quỹ Biến đổi khí hậu Canada cho Khu vực tư nhân ở Châu Á II. Các quỹ này được Chính phủ Canada thành lập để khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân cho các dự án giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu ở Châu Á và Thái Bình Dương.

Gói tài trợ cũng bao gồm khoản vay song song trị giá 4,4 triệu USD từ Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân hàng đầu Châu Á (LEAP), được hỗ trợ bởi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thông qua một cam kết đầu tư cổ phần trị giá 1,5 tỉ USD. LEAP tập trung vào việc cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân chất lượng cao và bền vững, giúp giảm phát thải các-bon, nâng cao hiệu quả năng lượng, và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và truyền thông dễ tiếp cận với chi phí hợp lý cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB.

ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Trong năm 2018, ADB đã hỗ trợ các khoản vay và viện trợ mới trị giá 21,6 tỉ USD. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.

Được biết, DHD là công ty con thuộc Tổng công ty Phát điện 1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện đang sở hữu và vận hành bốn nhà máy thủy điện: Đa Mi (175 MW), Hàm Thuận (300 MW), Đa Nhim (160 MW), và Sông Pha (7,5 MW). Tổng công suất phát điện của DHD là 642,5 MW, bằng khoảng 1,7% tổng công suất phát điện của Việt Nam.

Ngọc Quỳnh- Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị cấp điện cho mùa khô 2025 ra sao?

Phát triển điện hạt nhân: Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hướng tới Net Zero

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường