Ảnh hưởng từ kim cương nhân tạo: Giá kim cương giảm trong 3 tháng liên tiếp
Biểu đồ giá kim cương hôm nay 29/9/2024 có xu hướng giảm so với tuần trước. Nguyên nhân là do người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang lựa chọn những loại đá quý hoặc kim cương nhân tạo có mức giá hợp lý hơn…
Cập nhật giá kim cương trong nước ngày 29/9/2024
Kim cương từng được coi là tài sản phòng ngừa lạm phát trong 50 năm qua. Tuy nhiên, kể từ sau đại dịch COVID-19, thị trường thế giới chứng kiến người tiêu dùng chuyển hướng chi tiêu sang trải nghiệm du lịch thay vì các sản phẩm kim cương, khiến giá kim loại quý này ngày càng lao dốc.
PriceScope - Nền tảng dữ liệu theo dõi hơn một triệu viên kim cương trên toàn cầu - cho hay giá kim cương các loại tiếp tục giảm trong 3 tháng liên tiếp gần đây. Đến tháng 9, giá trung bình cho mỗi carat của một viên kim cương tròn 1-1,19 carat màu G độ trong VS1 là 5.699 USD so với mức 5.999 USD vào tháng trước. Trung bình cho mỗi carat của kim cương tròn đã giảm 5%.
Ông Marcelo Esquivel, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Anglo American cho biết, năm nay là một giai đoạn khó khăn hơn nhiều đối với ngành công nghiệp kim cương khi phải đối mặt với những thách thức kinh tế và nguồn cung kim cương nuôi cấy trong phòng thí nghiệm tăng...
Theo Le Monde, thị trường kim cương đang lao dốc trên toàn thế giới, giá đã giảm khoảng 30% kể từ năm 2022, do sự xuất hiện của kim cương “nuôi cấy” trong phòng thí nghiệm, hay còn gọi là kim cương nhân tạo. "Kim cương phòng thí nghiệm đã phá vỡ giá thị trường và ngày càng rẻ hơn", nhà sử học Duncan Money, một chuyên gia về ngành khai khoáng, cho biết.
Xu hướng ưa chuộng kim cương “nuôi cấy” trong phòng thí nghiệm dẫn đến kim cương tự nhiên bị mất giá. Kim cương nhân tạo có giá rẻ hơn 10 lần so với kim cương tự nhiên.
Ông Ankur Daga, người sáng lập và là Giám đốc điều hành (CEO) của công ty thương mại điện tử trang sức cao cấp Angara chia sẻ, xu hướng ưa chuộng kim cương nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đóng một vai trò quan trọng trong việc kim cương tự nhiên bị mất giá.
Kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, hay còn gọi là kim cương nhân tạo, có thể rẻ hơn tới 85% so với kim cương tự nhiên.
Theo dữ liệu do Zimnisky cung cấp, doanh số bán kim cương nhân tạo vào năm 2017 chỉ chiếm 2% trên thị trường trang sức kim cương toàn cầu, nhưng con số này đã tăng lên 18,4% vào năm 2023.
Ngoài ra, CEO Daga giải thích, xu hướng mua kim cương như một khoản đầu tư đang co lại. Kim cương từng được coi là tài sản phòng ngừa lạm phát trong 50 năm qua, nhưng lý do đầu tư này ngày càng mờ nhạt khi giá kim cương lao dốc.
Đánh giá về triển vọng giá kim cương trong thời gian tới, ông Daga nói giá kim cương tự nhiên có thể giảm thêm từ 15-20% trong vòng những tháng tới.