Thứ hai 25/11/2024 15:23

6 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp chưa gửi hồ sơ đàm phán với EVN

Tính tới ngày 25/8, vẫn còn 6 dự án với tổng công suất 284,7 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dù đã được đốc thúc nhiều lần.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương gửi tới Chính phủ vào ngày 5/9, tính tới ngày 25/8, trong số 85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã có 79 dự án với tổng công suất 4.449,86 MW nộp hồ sơ tới Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trong số này có 68 dự án đã thoả thuận giá điện với EVN. Trong đó, có 67 dự án đã tiến hành thoả thuận giá điện tạm thời bằng 50% khung giá phát điện để làm cơ sở ký kết hợp đồng mua bán điện và vận hành thương mại.

Hiện còn 6 dự án năng lượng tái tạo chưa có hồ sơ gửi EVN. Ảnh minh họa

Theo EVN, đã có 61 dự án đã được EVN và chủ đầu tư thống nhất giá tạm, trình lên Bộ Công Thương và có 58 dự án trong số này đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

Trong số 61 dự án đã thống nhất giá tạm này cũng có 43 dự án đã và đang trong giai đoạn thử nghiệm, trong đó có 20 dự án với tổng công suất 1.171,72 MW đã được công nhận ngày vận hành thương mại.

Liên quan đến các hồ sơ pháp lý, đã có 29/85 dự án chuyển tiếp được cấp giấy phép hoạt động điện lực, trong đó 20 dụ án được cấp giấy phép toàn bộ dự án và 9 dự án được cấp giấy phép 1 phần dự án. Có 11 dự án đã nộp hồ sơ và đang được Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát để cấp giấy phép.

Ngoài ra, EVN cũng cho biết, hiện có 45 dự án vẫn chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Theo thống kê của EVN, nhiều dự án chuyển tiếp chưa có văn bản gia hạn, giãn tiến độ thực hiện, đưa vào hoạt động của UBND tỉnh (quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư) và chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai, các yêu cầu khác về đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên các quy định này là điều kiện để hợp đồng mua bán điện sửa đổi, bổ sung về việc áp dụng giá điện tạm thời giữa EVN và các dự án chuyển tiếp có hiệu lực.

Cũng bởi thiếu các hồ sơ pháp lý này mà đến nay mới có 20/85 dự án chuyển tiếp mới được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm được công nhận ngày vận hành thương mại. Vì vậy đến nay, mới có 20/85 dự án chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm được công nhận ngày vận hành thương mại.

Trên cơ sở hồ sơ các dự án chuyển tiếp và phương pháp quy định tại Thông tư 57/2020/TT-BCT, hiện có 51 dự án đã được Công ty Mua bán điện rà soát, tính toán sơ bộ giá điện ở mức tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính tối đa là 12% (chưa xem xét loạt bỏ các thành phần chi phí không hợp lý, hợp lệ trong tổng mức đầu tư) tương tự như các dự án nhà máy điện truyền thông.

Đồng thời có 21/51 dự án có mức giá điện được tính toán thấp hơn khung giá đã được ban hành tại Quyết định 21/QĐ-BCT.

Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để rà soát các nội dung về khung giá cho các dự án chuyển tiếp và kịp thời chỉnh sửa, bổ sung nếu phát hiện có nội dung vướng mắc bất cập.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải