Thứ tư 27/11/2024 05:29

1,67 triệu sim bị khóa, nguy cơ thu hồi số và cách giải quyết

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết có 1,67 triệu sim bị khóa một chiều sau ngày 31/3 do không chuẩn hóa thông tin đúng thời hạn quy định.

Theo yêu cầu của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến ngày 31/3, tất cả thuê bao di động đang hoạt động đều phải có thông tin hợp lệ và trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các thuê bao không trùng khớp thông tin sẽ bị khóa liên lạc một chiều gọi đi sau thời hạn này.

Các thuê bao thực hiện chuẩn hóa thông tin cho trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tuy nhiên, thống kê được tổng hợp từ các nhà mạng tại Việt Nam và được Cục Viễn thông công bố chiều 1/4 cho thấy, trong hơn 3,84 triệu thuê bao thuộc diện phải chuẩn hóa do thông tin không trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 2,17 triệu sim đã được cập nhật, chiếm 56,49%. Số còn lại khoảng 1,67 triệu sim và đã bị khóa một chiều.

Những thuê bao này sẽ không thể thực hiện cuộc gọi, nhắn tin, truy cập Internet di động. Tuy nhiên, chủ thuê bao vẫn còn 15 ngày để tiếp tục chuẩn hóa trước khi bị khóa hai chiều. 30 ngày tiếp theo, tức đến 15/5, thuê bao chưa điều chỉnh thông tin sẽ bị chấm dứt hợp đồng, thu hồi số.

Với các thuê bao có thông tin chưa chính xác, không đúng theo thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người dân cần cầm căn cước công dân ra nhà mạng, hoặc sử dụng ứng dụng của nhà mạng để chuẩn hóa, xác thực thông tin thuê bao.

Chẳng hạn, với MobiFone, khi bị khóa liên lạc 1 chiều, khách hàng có thể tiếp tục thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao trên App My MobiFone, web https://tttb.mobifone.vn/ (thông qua truy cập wifi hoặc từ thiết bị khác và đăng nhập qua mã OTP gửi đến số điện thoại của khách hàng) hoặc đến các cửa hàng giao dịch của MobiFone trên toàn quốc để được hỗ trợ chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Sau khi bị khóa liên lạc 2 chiều, khách hàng cần đến các cửa hàng giao dịch MobiFone trên toàn quốc để được hỗ trợ thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao. Sau khi bị khóa liên lạc 1 chiều/ 2 chiều mà khách hàng cập nhật thông tin sẽ được mở tự động dịch vụ đã chặn trước đó để khách hàng có thể liên lạc bình thường.

Với VinaPhone, khi bị khóa liên lạc 1 chiều, số điện thoại của khách hàng vẫn có thể thực hiện gọi miễn phí đến 18001091 để được giải đáp hướng dẫn. Khách hàng có thể tiếp tục thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao trên App/Web MyVNPT để được mở lại liên lạc (thông qua truy cập wifi hoặc từ thiết bị khác và đăng nhập qua mã OTP gửi đến số điện thoại của khách hàng) hoặc đến các điểm giao dịch của VinaPhone trên toàn quốc để được hỗ trợ chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Sau khi bi khóa liên lạc 2 chiều, khách hàng cần đến các điểm giao dịch trên toàn quốc để được hỗ trợ thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao. Sau 30 ngày kể từ thời điểm khóa 2 chiều, các số thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa lại thông tin sẽ được VinaPhone thu hồi theo quy định của hát luật.

Tương tự, với Viettel, khách hàng thực hiện chuẩn hoá thông tin qua app My Viettel hoặc đến các điểm giao dịch.

Việc chuẩn hóa thuê bao di động cũng là một trong các hoạt động nhằm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030".

Hoạt động này được đánh giá là cần thiết nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi dùng sim điện thoại không đúng quy định để lừa đảo, quảng cáo sai sự thật. Ngoài ra, theo các nhà mạng, thông tin thuê bao chính xác sẽ giúp người dùng được hỗ trợ tốt hơn, giảm thiểu rủi ro khi thông tin bị lợi dụng cho mục đích xấu.

Theo thống kê của Cục Viễn thông, Việt Nam hiện có khoảng 127 triệu thuê bao di động, trong đó 96% thuộc về ba nhà mạng lớn là Vinaphone, Viettel, MobiFone.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp