Các thuốc điều trị bệnh sốt rét

Các thuốc sử dụng trong điều trị Bệnh sốt rét đều là những thuốc kê đơn, có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, nên người bệnh tránh tự ý sử dụng và cần tuân theo đúng chỉ định của thầy thuốc.  

Bệnh sốt rét thường xảy ra ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, gây ra những tác hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe đối với những người dân bản địa hay du khách và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: năm 2016 có khoảng 216 triệu ca sốt rét ở 91 quốc gia, với số lượng tử vong lên đến 445.000 người.

Tìm hiểu về bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét (Malaria) do các ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Muỗi cái Anopheles bị nhiễm các ký sinh trùng này chính là tác nhân trung gian lây truyền bệnh sang người.

Nguyên nhân:

Bệnh sốt rét được lây truyền từ muỗi sang người qua đường máu, khi người bị muỗi cái Anopheles nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt.

Ngoài ra, muỗi cái Anopheles không nhiễm bệnh khi hút máu người mang mầm bệnh sốt rét sẽ lây truyền sang người khác khi đốt. Một người mẹ bị nhiễm bệnh cũng có thể truyền bệnh cho em bé khi sinh, được gọi là bệnh sốt rét bẩm sinh.

cac thuoc dieu tri benh sot ret
Muỗi cái Anopheles, trung gian lây truyền bệnh

Có bốn loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium lây bệnh sốt rét sang người:

- Plasmodium vivax.

- Plasmodium ovale.

- Plasmodium malariae.

- Plasmodium falciparum.

Trong số này, Plasmodium falciparum gây ra dạng BSR (sốt rét ác tính) nghiêm trọng nhất và có nguy cơ tử vong cao.

Các ký sinh trùng Plasmodium sinh sống ở trong máu hay gan và dần dần phá vỡ hồng cầu, khiến cơ thể người mắc bệnh sốt rét suy nhược, thiếu máu… và có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng:

Bệnh sốt rét thường tái phát với các triệu chứng: Sốt cao, ớn lạnh, run, đổ mồ hôi, nhức đầu, đau nhức cơ, nôn ói, tiêu chảy…

Trong trường hợp nghiêm trọng do Plasmodium falciparum gây ra: Suy thận, suy gan, hôn mê, tử vong.

Các triệu chứng sốt rét thường bắt đầu trong vòng vài tuần sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt. Tuy nhiên, một số loại ký sinh trùng sốt rét có thể tồn tại ở dạng ngủ yên, không hoạt động trong cơ thể một năm.

cac thuoc dieu tri benh sot ret

Ký sinh trùng sốt rét plasmodium

Các thuốc điều trị bệnh sốt rét

Các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét tùy thuộc vào loại ký sinh trùng lây bệnh, vùng bị nhiễm bệnh và tình trạng kháng thuốc.

Nhóm alkaloid của cây canh ki na (Cinchona Sp. Rubiaceae): quinin, quinidin… có tác dụng diệt thể phân liệt và giao bào trong hồng cầu, thường được sử dụng qua đường tĩnh mạch, trong điều trị bệnh sốt rét do p.falciparum gây ra ở các vùng đa kháng thuốc.

Nhóm dẫn chất 4 aminoquinolin: cloroquin, hydroxycloroquin… được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét, có tác dụng diệt thể phân liệt trong hồng cầu của các loại ký sinh trùng sốt rét.

Nhóm dẫn chất 8 aminoquinolin: primaquin, tafenoquin… được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét, có tác dụng diệt thể phân liệt trong gan của các loại ký sinh trùng sốt rét.

Nhóm thuốc này thường được sử dụng sau các loại thuốc khác (như cloroquin) có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét sống trong hồng cầu.

Nhóm quinolin methanol: mefloquin, halofantrin, lumefantrin… được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét, có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của các loại ký sinh trùng sốt rét.

Nhóm thuốc antifolates: pyrimethamin, proguanil, sulfadoxin… có tác dụng ức chế tổng hợp axít folic, là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp axít nuleic (AND hay ARN) cần thiết cho sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét. Nhóm thuốc này có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của các loại ký sinh trùng sốt rét, nên được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị BSR.

Nhóm thuốc kháng sinh: các thuốc kháng sinh tetracyclin, doxyclin, clindamycin có tác dụng diệt thể phân liệt của các loại ký sinh trùng sốt rét, thường được kết hợp với các loại thuốc khác trong điều trị bệnh sốt rét.

Nhóm thuốc artemisinin: artesunat, artemether, arteether… là những hoạt chất được chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L. Asteraceae). Nhóm thuốc này được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét, do có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của các loại ký sinh trùng sốt rét.

Các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét đều là những thuốc kê đơn, có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, nên người bệnh tránh tự ý sử dụng và cần tuân theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

Bên cạnh việc dùng thuốc mọi người cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa sốt rét: Thường xuyên ngủ trong màn có tẩm hóa chất diệt muỗi; Áp dụng các biện pháp xua đuổi muỗi như: phun thuốc xịt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi…; Vệ sinh môi trưởng để loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi; Nên uống thuốc phòng ngừa sốt rét khi đến vùng nhiễm bệnh.

DS. Mai Xuân Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động