Chủ nhật 24/11/2024 14:12

Xuất khẩu hàng hóa sang Algeria: Triển vọng đi kèm thách thức

Tại Algeria, hàng xuất khẩu Việt Nam đang phải cạnh tranh giá cả với hàng hóa đến từ các nước như: Trung Quốc, Braxin, Indonesia, Ấn Độ, Syria, Ecuado...

Triển vọng của hàng hóa Việt Nam

Ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algeriacho rằng, mối quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam - Algeria đã không ngừng được củng cố trong thời gian qua, điều đó được minh chứng thông qua việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao cũng như các hoạt động hợp tác, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trong nhiều lĩnh vực.

Trong lĩnh vực thương mại, Tham tán Hoàng Đức Nhuận cho biết, cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước không cạnh tranh mà có tính bổ sung cho nhau.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Algeria bao gồm cà phê thô, hạt tiêu, hạt điều, cơm dừa, thủy sản, sắt thép, hóa chất... Việt Nam cũng nhập khẩu từ Algeria các loại thuốc tân dược, bột trái minh quyết (carob), một số loại quặng, giấy vụn và thức ăn chăn nuôi.

Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Algeria có tính bổ sung cho nhau. Việt Nam xuất khẩu sang Algeria bao gồm cà phê thô, hạt tiêu, hạt điều...

Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch trao đổi thương mại song phương chỉ đạt 145 triệu USD vào năm 2022 do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19 và một số yếu tố khách quan khác. Tuy nhiên, trong 9 tháng năm 2023, tổng giá trị giao dịch xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp hai nước đạt 170 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực đầu tư, theo Tham tán Hoàng Đức Nhuận, liên doanh dầu khí giữa Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) thuộc PVN và Tập đoàn Sonatrach của Algeria và Công ty PTTEP của Thái Lan là biểu tượng cho sự hợp tác thành công giữa hai nước. Sau 12 năm hoạt động, liên doanh này đã cho ra dòng dầu đầu tiên vào tháng 8/2015 và công suất hiện nay đạt khoảng 18.000 thùng/ngày.

Dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong hợp tác kinh tế song Tham tán Hoàng Đức Nhuận nêu rõ thực tế, quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Algeria hiện vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và chưa đáp ứng được kỳ vọng của lãnh đạo cấp cao hai nước.

“Một số lý do có thể kể ra là khoảng cách địa lý xa xôi, sự quan tâm chưa đầy đủ của doanh nghiệp hai bên, cũng như thiếu sự trao đổi các đoàn doanh nghiệp” - Tham tán Hoàng Đức Nhuận chỉ rõ và khẳng định, việc tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương là một trong những giải pháp ưu tiên được Thương vụ tổ chức để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong nước gia tăng các cơ hội hợp tác, đẩy mạnh xuất khẩu.

Gia tăng sự cạnh tranh

Nhằm tăng cường công tác thông tin thị trường, giới thiệu cơ hội kinh doanh và kết nối doanh nghiệp, mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Algeriađã phối hợp với Diễn đàn xuất nhập khẩu và đầu tư Algeria (AFIETI) tổ chức Hội thảo trực tuyến giới thiệu thị trường Algeria và quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Hội thảo đã thu hút khoảng 60 doanh nghiệp hai nước tham gia, trong đó có hơn 25 doanh nghiệp Algeria hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.

Ông Mohamed Hassani - Chủ tịch AFIETI khẳng định, sự kiện là nền tảng để hai bên nỗ lực thiết lập quan hệ đối tác trong nhiều lĩnh vực then chốt bao gồm: Nông nghiệp, an ninh lương thực, công nghệ, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng (như: đường sá, cảng biển...) cùng với đó là khai thác tài nguyên thiên nhiên, giáo dục và nghiên cứu khoa học...

Hội thảo trực tuyến giới thiệu thị trường Algeria và quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước do Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp tổ chức

Ông Kamel Hamenni - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Algeria (CACI) - chủ doanh nghiệp Palais du Café, một công ty chuyên nhập khẩu và rang xay cà phê - cho biết, doanh nghiệp này đang nhập khẩu cà phê thô của Việt Nam nhưng chủ yếu qua trung gian châu Âu do nhiều công ty xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa cung cấp hàng theo giá trên sàn giao dịch quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư sản xuất hoặc chế biến tại Algeria để tận dụng các ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA)”, ông Kamel Hamenni kêu gọi và cho dẫn chứng, nếu hàng hóa có tỉ lệ nội địa hóa 40% tại Algeria sẽ được miễn thuế nhập khẩu khi thâm nhập 53 nước châu Phi khác với thị trường 1,4 tỉ người và tổng GDP là 2.500 tỉ USD.

Trong khi đó, ông Nabil Akriche - Cố vấn phụ trách xuất nhập khẩu của AFIETI - thông tin thêm, tổ chức này đang cố gắng thiết lập cầu nối liên lạc giữa các tác nhân kinh tế, bao gồm cả nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà đầu tư để giúp phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng kinh tế của các bên.

Ông Nabil Akriche cho biết, Algeria là thị trường có nhu cầu lớn về hàng nông sản, thực phẩm như cà phê thô, trà, các loại gia vị (tiêu, quế, hồi, nghệ, đinh hương, gừng), hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, chuối, dầu thực vật...

Trong lĩnh vực công nghiệp, Algeria cần nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu phục vụ ngành sản xuất dệt may, da giầy trong nước. Ngoài ra, Algeria cũng có nhu cầu mua nguyên liệu mỹ phẩm, phụ tùng ô tô, thiết bị di động, đồ điện tử…

Theo ông Nabil, các sản phẩm của Việt Nam đã có mặt trên thị trường được người tiêu dùng Algeria đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên do có nhiều nhà cung cấp trên thị trường đến từ nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam, Braxin, Indonesia, Ấn Độ, Syria, Ecuado... nên giá cả là yếu tố cạnh tranh quan trọng cần xem xét khi muốn thâm nhập thị trường này.

Ở chiều ngược lại, ông Nabil khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu một số mặt hàng có thế mạnh của Algeria như: Chà là và các sản phẩm chiết xuất từ chà là, quả ô liu và dầu ô liu, bột trái minh quyết, các sản phẩm gia cầm (chân và cánh gà), nông sản (các sản phẩm giấm, nước sốt, mứt... làm từ táo, nho, cà chua, dâu tây), gốm sứ, xi măng, thạch cao, giấy vụn...

Thương vụ Việt Nam tại Algeria khẳng định, sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hơn nữa để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong nước gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Algeria.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới