Thứ tư 04/12/2024 16:02

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Chiều 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2023.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, nhìn chung, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan của Quốc hội được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, qua đó đã phát hiện văn bản chậm hoặc chưa được ban hành, chỉ ra một số văn bản có nội dung chưa phù hợp, chưa khả thi trên thực tiễn, chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, từ đó đã đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản khắc phục.

“So với các kỳ giám sát trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2023 đã có sự chuyển biến tích cực, đạt những kết quả đáng khích lệ” - ông Bùi Văn Cường nói.

Nêu nguyên nhân của kết quả đạt được, ông Bùi Văn Cường cho rằng, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan của Quốc hội tích cực triển khai, nhất là từ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 560 đã góp phần đưa việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật đi vào nền nếp, thường xuyên hơn trước.

Sự vào cuộc quyết liệt, sát sao của lãnh đạo Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, ngành hữu quan cùng với năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật tại một số cơ quan bộ, ngành hữu quan ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của một số cơ quan còn chưa được thực hiện thường xuyên, chủ động, kịp thời phát hiện, kiến nghị cơ quan ban hành văn bản khắc phục những thiếu sót, sai phạm trong việc ban hành văn bản và báo cáo kết quả khắc phục đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

Tình trạng chậm ban hành văn bản tuy đã có bước khắc phục nhưng vẫn còn tồn tại. Vẫn còn nợ đọng văn bản, văn bản có nội dung chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật đã được kết luận, kiến nghị hướng xử lý cụ thể trong kỳ giám sát trước nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục.

Trong kỳ giám sát, vẫn tiếp tục phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm tính, đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Việc rà soát và ban hành văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực còn chậm hoặc không sửa đổi các văn bản quy định chi tiết đã hết hiệu lực thi hành. Việc đăng Công báo và gửi văn bản ban hành đến các cơ quan của Quốc hội để giám sát theo quy định chưa được thực hiện nghiêm.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này đó là một số cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản còn thiếu sự chủ động, chưa thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết. Công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu ban hành chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Một số nội dung quy định là những vấn đề mới, khó, phức tạp, cần nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá, cần phải xin ý kiến đối tượng chịu tác động của văn bản và xin ý kiến chuyên gia.

Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết, văn bản có nội dung trái luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa kịp thời, nghiêm minh.

Trên cơ sở kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ giám sát năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh; tăng cường quy định trực tiếp trong các luật, nghị quyết, pháp lệnh, hạn chế thấp nhất việc phải giao quy định chi tiết.

Đồng thời, đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, tăng cường kiểm soát nội dung giao quy định chi tiết trong các dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh được giao chủ trì thẩm tra; trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết cần xác định rõ phạm vi, nội dung giao quy định chi tiết theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ động giám sát, đôn đốc cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng, thực hiện đúng tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đẩy mạnh công tác rà soát, kịp thời phát hiện các văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, có dấu hiệu trái pháp luật để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát.

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan khẩn trương ban hành và chỉ đạo ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung còn nợ và xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản bản quy phạm pháp luật.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến xuất hiện hàng loạt tên gọi mới sau khi sáp nhập 15 đơn vị Bộ, ngành

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là 'địa chỉ đỏ' để học tập

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tiếp Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Đại biểu Nguyễn Quốc Thái: Cử tri phấn khởi khi dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình-Hưng Yên xong trong 6 tháng

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri, Nhân dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng

CHÙM ẢNH: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri

Phát huy tinh thần Chiến thắng Bình Giã và các chiến công oai hùng, tiếp tục lập nên những kỳ tích mới*

Thủ tướng: Đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Tập đoàn SCG tại Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời câu hỏi của cử tri Hưng Yên về sáp nhập các tỉnh, thành phố

Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4 sân bay Long Thành nguy cơ gây lãng phí rất lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên