Việt Nam là thị trường xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Ấn Độ

Ngày 21/9, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Việt Nam – Ấn Độ: Triển vọng cho sự thịnh vượng và quan hệ Đối tác”. 
Việt Nam là thị trường xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Ấn Độ
Cơ cấu hàng hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ ngày càng được mở rộng

Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược và 1 năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết, kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ giành được độc lập vào các năm 1945 và 1947, mối quan hệ truyền thống giữa hai nước đã liên tục được vun đắp và nâng lên những tầm cao mới. Hiện nay, Ấn Độ là một trong ba đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ cũng rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và coi Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách “Hành động hướng Đông”.

Quan hệ thương mại giữa hai nước đang ngày càng phát triển tốt hơn về chất và lượng, đặc biệt là kể từ khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010.

Theo ngài Parvathaneni Harish, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đã tăng trưởng từ mức 237 triệu USD giai đoạn 2001-2002 lên đến 10,135 tỷ USD giai đoạn 2016 -2017 (tăng 4000% trong vòng 15 năm). Theo báo cáo của HSBC, Việt Nam là thị trường xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Ấn Độ giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021 – 2030 với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ước tính lần lượt là 16% và 14% còn nhập khẩu tăng trưởng khoảng 14% và 15%. Hai bên đang phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 15 tỷ USD vào năm 2020.

Trong quan hệ thương mại, cơ cấu hàng hóa trao đổi cũng được mở rộng nhiều. Trước đây, thương mại hai nước chỉ phụ thuộc vào 3 ngành hàng lớn là thức ăn chăn nuôi, ngô và dược phẩm, trong đó Việt Nam nhập khẩu là chủ yếu thì giờ đây bao trùm sang các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thiết bị điện tử, điện thoại di động và linh kiện, máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, hàng dệt may…

Tuy nhiên, nếu so với quy mô nền kinh tế Việt Nam và Ấn Độ, quan hệ thương mại vẫn dưới mức tiềm năng của cả hai nước. Ông Nguyễn Xuân Trung, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết nguyên nhân là: “Mặc dù Ấn Độ và Việt Nam là hai nước trong khu vực châu Á nhưng khác biệt là rất lớn. Sự khác biệt này cũng mang đến nhiều cản trở trong hợp tác thương mại hơn là thuận lợi”.

Theo ông Nguyễn Xuân Trung, để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới, hai bên cần phải tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Ngoài ra cần mở rộng nền tảng pháp lý hơn nữa để thúc đẩy thương mại. Thứ nhất là tăng cường quảng bá, giới thiệu thông tin của mỗi bên. Việc này vừa dựa vào vai trò của chính phủ vừa phải dựa vào sự chủ động của nhân dân hai nước, đặc biệt là vai trò của ngoại giao nhân dân. Thứ hai, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại ở cả hai bên. Thứ ba, phải học tiếng lẫn nhau. Người Việt ngoài việc học tiếng Anh nên học cả tiếng Hindi để dễ dàng tiếp cận hơn đến các doanh nghiệp Ấn Độ, đặc biệt là ở các địa phương. Thứ tư là đề xuất hai nước ký kết hiệp định thương mại tự do song phương.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Ấn Độ là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ 8 của Việt Nam trong nửa đầu năm 2017 với kim ngạch nhập khẩu đạt 1,98 tỷ USD. Hàng hóa xuất xứ Ấn Độ tăng mạnh chủ yếu do sự gia tăng của nhóm hàng: sắt thép các loại tăng 13,3 lần; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 62,6%; bông các loại tăng 67,2%.​
Nguyễn Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn 'tranh hùng' giữa hai ứng viên khi nào bắt đầu?

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Nga-Ukraine 15/5/2024: Nga muốn giải quyết toàn diện và công bằng xung đột; Ukraine đang ở thời điểm quan trọng

Chiến sự Nga-Ukraine 15/5/2024: Nga muốn giải quyết toàn diện và công bằng xung đột; Ukraine đang ở thời điểm quan trọng

Động lực để củng cố hợp tác song phương giữa Việt Nam - Kazakhstan

Động lực để củng cố hợp tác song phương giữa Việt Nam - Kazakhstan

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Ủy ban hỗn hợp lần thứ 4 rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ

Ủy ban hỗn hợp lần thứ 4 rà soát Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ

Xem thêm