Việt Nam – Khu vực Mỹ La Tinh: Sức bật cho tăng trưởng thương mại thông qua các FTA

Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh đang ngày càng xích lại gần nhau để mở rộng và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Vì vậy, Việt Nam đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025.

Hướng tới kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD năm 2025

Nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về những thay đổi trong chính sách kinh tế - thương mại của các nước khu vực Mỹ Latinh, phân tích tình hình thị trường và nhu cầu đối với cách ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó xác định các cơ hội và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư từ khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt trong bối cảnh các Hiệp định thương mại đang đi vào thực thi, ngày 9/12/2021, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Mỹ Latinh năm 2021 tại Hà Nội. Diễn đàn được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh trong những năm qua đã không ngừng được mở rộng và phát triển. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với tất cả 33 quốc gia trong khu vực, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 63 lần từ 245 triệu USD năm 2000 lên 15,6 tỷ USD vào năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực đạt 8,25 tỷ USD và nhập khẩu đạt 7,33 tỷ USD.

Việt Nam – Khu vực Mỹ La Tinh: Sức bật cho tăng trưởng thương mại thông qua các FTA

Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, Việt Nam đã có một số dự án đầu tư tại Mỹ Latinh với số vốn lên tới hàng trăm triệu USD như các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại Peru, phát triển mạng viễn thông ở Haiti và Peru, sản xuất mỳ ăn liền ở Brasil. Ở chiều ngược lại, hiện có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Mỹ Latinh đầu tư tại Việt Nam với 297 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 9,3 tỷ USD.

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các nước Mỹ Latinh, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận với một số nước trong Khu vực như Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Chile, FTA Việt Nam – Cuba, hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có các 3 nước Mỹ Latinh gồm Chile, Peru, Mexico là thành viên. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cùng với Chính phủ các nước thành viên của Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay hiện cũng đang tích cực trao đổi để xem xét khả năng thúc đẩy một Hiệp định ưu đãi Thương mại, qua đó giúp các sản phẩm Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận Khối Thị trường rộng lớn với quy mô dân số hơn 360 triệu dân.

Việt Nam – Khu vực Mỹ La Tinh: Sức bật cho tăng trưởng thương mại thông qua các FTA

Đồng thời, những năm qua, Việt Nam đã duy trì cơ chế họp Ủy ban Liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư với nhiều nước trong Khu vực như Argentina, Brazil, Chile, Cuba, Haiti, Mexico, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay và Venezuela. Các Uỷ ban này là kênh quan trọng để trao đổi thông tin; xác định các lĩnh vực, cơ chế và dự án hợp tác; hỗ trợ và thúc đẩy thực hiện các chương trình dự án hợp tác mà Việt Nam và các nước quan tâm.

Trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và những tiềm năng hợp tác to lớn, Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh đang ngày càng xích lại gần nhau để mở rộng và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Quan hệ Việt Nam – Mỹ Latinh đang đứng trước những vận hội to lớn cần nắm bắt và những thách thức cần vượt qua để có thể phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa.

“Việt Nam mong muốn nâng cao hơn nữa giá trị kim ngạch thương mại và đầu tư với các nước trong khu vực, trong đó tập trung vào các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, nông nghiệp kỹ thuật cao và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, thu hút khoảng 12-13 tỷ USD đầu tư từ khu vực”- Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải kỳ vọng.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico, Chủ tịch luân phiên của Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) năm 2021 – bà Tatiana Clouthier cũng nhấn mạnh, Hiệp định CPTPP có hiệu lực đã tạo ra khuôn khổ thương mại với nhiều ưu đãi để tăng cường hợp tác song phương giữa hai nước. Tuy nhiên, có 5 lĩnh vực mà Mexico đang quan tâm và tìm kiếm các cơ hội hợp tác với Việt Nam. Đó là khả năng liên kết các trung tâm sản xuất để 2 bên tạo một phần của chuỗi giá trị toàn cầu tại khu vực Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Khuyến khích nhà cung ứng của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị của Mexico, theo đó Mexcio đã đang tìm kiếm quan tâm tìm kiếm vào những lĩnh vực khác nhau, nổi bật như xe điện, sản phẩm điện tử, ngành hàng không vũ trụ.

Đặc biệt, Mexico muốn kêu gọi Việt Nam tham dự vào những cơ hội mà chúng tôi đang kêu gọi chuỗi cung ứng ở Bắc Mỹ và những cơ hội từ các nước Mỹ Latinh khác, nơi mà Mexico đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp.”- bà Bộ trưởng Kinh tế Mexico nhấn mạnh.

Ngoài ra, Mexico có nhiều tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như mặt hàng máy móc điện tử, nhôm, thiết bị đo lường, kiểm soát y tế, các loại dụng cụ phẫu thuật, tinh dầu, thịt bò, trái cây, rau củ, các loại bia... Đây cũng chính là cơ hội để tăng cường hợp tác giữa hai nước, từ đó thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương.

Vẫn còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp hai bên cũng đối mặt với nhiều thách thức trong hợp tác làm ăn, kinh doanh. Nổi bật trong số đó là khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp dẫn đến thời gian vận tải - đi lại dài và chi phí cao, sự khác biệt về ngôn ngữ, thiếu thông tin về đất nước, con người, môi trường và cơ hội kinh doanh... Đặc biệt, đại dịch Covid-19 cũng như sự xuất hiện trở lại của xu hướng bảo hộ mậu dịch trong những năm qua cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hợp tác kinh doanh, thương mại giữa doanh nghiệp hai bên.

Theo bà Đỗ Thị Đào – chủ một công ty tư vấn hỗ trợ giải pháp logistics thị trường Mỹ - Latinh, sản lượng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này vẫn còn khiêm tốn, dẫn đến việc các nhà vận chuyển không ưu tiên hàng hoá của Việt Nam khi sắp xếp hàng hoá lên tàu và máy bay. Bà cũng cho biết thêm, trước đây, thời gian vận chuyển hàng hoá sang thị trường Mỹ Latinh thường chỉ mất 30 ngày, tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thời gian giao hàng đã lên đến 50 – 60 ngày, dẫn đến tình trạng giao hàng muộn, giao hàng không kịp thời vụ. Trong khi đó, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là hàng nông sản – cần được vận chuyển nhanh để đảm bảo chất lượng. Có thể nói, vấn đề về logistics luôn là vấn đề nhức nhối đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Bên cạnh những khó khăn về vị trí địa lý xa xôi, theo bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tận dụng các ưu đãi từ hiệp định CPTPP do các quy tắc xuất xứ còn khá mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao tinh thần chủ động trên mọi mặt trận, nắm bắt cơ hội về ưu đãi thuế quan, quy định về quy tắc xuất xứ của hiệp định. “Doanh nghiệp không đứng một mình, Bộ Công Thương cùng các bộ ban ngành luôn song hành cùng các doanh nghiệp.” – Bà Nguyễn Cẩm Trang nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng khẳng định: “Chính phủ và Bộ Công Thương, cùng với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước Mỹ Latinh sẽ nỗ lực để hỗ trợ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về thông tin thị trường, làm cầu nối với các đối tác nước ngoài, hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thâm nhập thị trường và kinh doanh.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia và doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận về tình hình các nước khu vực Mỹ Latinh sau đại dịch Covid-19, những vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng để khai thác hiệu quả các cơ hội và ưu đãi của các Hiệp định Thương mại, những thách thức từ vấn đề vận tải – logistics hay các cơ hội thông qua thương mại điện tử cũng như các Khối thị trường, nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khai thác được tiềm năng và đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực Mỹ Latinh.

Thu Phương - Thu Thuỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Các nhà khai thác vận tải container lớn nhất thế giới cảnh báo rằng sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2025.
Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh vừa đưa ra quyết định sẽ nới lỏng những hạn chế mua nhà ở của người dân thành phố này, trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc đang khó khăn.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn lệnh ngừng bắn 120 ngày; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái sau khi làn sóng biểu tình lan rộng ở Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột ''khó có thể kết thúc sớm''

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột “khó có thể kết thúc sớm”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Tham dự, phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 diễn ra tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc song phương tại Pháp

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc song phương tại Pháp

Ngày 2/5/2024, bên lề Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD diễn ra tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc gặp gỡ và làm việc song phương.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 2/5/2024: Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 2/5/2024: Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 2/5/2024: Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu.
Các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với khí đốt của Nga dẫn đến tăng giá

Các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với khí đốt của Nga dẫn đến tăng giá

Thị trường khí đốt tự nhiên đã khởi động tuần đầu tiên của tháng 5 với xu hướng tăng giá, với giá khí đốt Henry Hub tăng 26,4% lên 2,03 USD/MMBtu.
Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3% tại phiên giao dịch ngày 1/5 bởi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng cùng triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 2/5/2024: Israel có thể không ký thỏa thuận ngừng bắn; Tel Aviv tấn công Rafah?

Chiến sự Israel - Hamas ngày 2/5/2024: Israel có thể không ký thỏa thuận ngừng bắn; Tel Aviv tấn công Rafah?

Chiến sự Israel – Hamas ngày 2/5/2024: Israel có thể không ký thỏa thuận ngừng bắn; Tel Aviv tấn công Rafah sẽ là thảm họa khi kéo theo hàng nghìn người tỵ nạn
Biến động giá có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu hạt tiêu sang Pakistan

Biến động giá có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu hạt tiêu sang Pakistan

Giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào giá thế giới, có thời điểm biến động mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Pakistan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Sĩ quan Nga sống sót sau 28 ngày trong vòng vây tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Sĩ quan Nga sống sót sau 28 ngày trong vòng vây tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Sĩ quan Nga sống sót sau 28 ngày trong vòng vây tại Ukraine và đã bất ngờ đánh lui các đơn vị của Tiểu đoàn Kraken.
Chiến sự Nga-Ukraine 2/5/2024: Ukraine phủ nhận đạt được thỏa thuận với Nga vào năm 2022; Moscow cắm cờ tại Robotyne

Chiến sự Nga-Ukraine 2/5/2024: Ukraine phủ nhận đạt được thỏa thuận với Nga vào năm 2022; Moscow cắm cờ tại Robotyne

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Ukraine phủ nhận đạt được thỏa thuận với Nga vào năm 2022; Moscow cắm cờ tại Robotyne.
Australia đẩy mạnh điện gió ngoài khơi hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Australia đẩy mạnh điện gió ngoài khơi hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Ngày 1/5, Chính phủ Australia công bố phát triển 12 dự án điện gió ngoài khơi tại nước này, hướng tới đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Israel nêu lý do phải tấn công Rafah; ICC ra lệnh bắt lãnh đạo Israel?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Israel nêu lý do phải tấn công Rafah; ICC ra lệnh bắt lãnh đạo Israel?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Israel nêu lý do phải tấn công Rafah; ICC ra lệnh bắt lãnh đạo Israel dựa trên cáo buộc ngăn cản cứu trợ nhân đạo.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 1/5/2024: Lầu Năm Góc “cho phép” quân đội Mỹ “tham gia giao tranh” ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 1/5/2024: Lầu Năm Góc “cho phép” quân đội Mỹ “tham gia giao tranh” ở Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Lầu Năm Góc “cho phép” quân đội Mỹ “tham gia giao tranh” ở Dải Gaza; Israel tiến hành đột kích ở Bờ Tây Jordan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/5/2024: Xe tăng Abrams đã “hành quân” tới Moscow; ATACMS mất thiêng ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/5/2024: Xe tăng Abrams đã “hành quân” tới Moscow; ATACMS mất thiêng ở Crimea

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/5/2024: Xe tăng Abrams đã “hành quân” tới Moscow; ATACMS mất thiêng ở Crimea.
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với tỉnh Annaba của Algeria

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với tỉnh Annaba của Algeria

Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp tỉnh Seybouse-Annaba tổ chức tọa đàm giới thiệu tiềm năng hợp tác giữa hai nước.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 1/5/2024: Elon Musk - thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine sẽ dẫn đến “cuộc chiến không hồi kết”

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 1/5/2024: Elon Musk - thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine sẽ dẫn đến “cuộc chiến không hồi kết”

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 1/5/2024: Elon Musk - thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine sẽ dẫn đến “cuộc chiến không hồi kết”; 96 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện ở châu Âu dao động ở mức 260 euro mỗi megawatt giờ vào cuối tuần, gần gấp ba mức trung bình hàng ngày của năm qua, do nguồn cung gió giảm mạnh.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 30/4/2024: Một số nước phương Tây đề xuất ngừng bán vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 30/4/2024: Một số nước phương Tây đề xuất ngừng bán vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 30/4/2024: Một số nước phương Tây đề xuất ngừng bán vũ khí cho Israel; Mỹ, Anh kêu gọi Hamas chấp thuận ngừng bắn.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Tiền tuyến của Ukraine sẽ sụp đổ trong năm 2024?; Nga áp sát Ugledar

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Tiền tuyến của Ukraine sẽ sụp đổ trong năm 2024?; Nga áp sát Ugledar

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Tiền tuyến của Ukraine sẽ sụp đổ trong năm 2024?; Nga áp sát Ugledar để mở ra cơ hội kiểm soát hoàn toàn Donetsk.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động