Thứ tư 04/12/2024 16:02

Việt Nam dự kiến nêu nhiều đề xuất về lao động di cư trong ASEAN

Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội  (LĐ- TB&XH) Doãn Mậu Diệp đã cho biết như vậy tại hội thảo quốc gia tổ chức tại Hà Nội ngày 10/9/2018 chuẩn bị cho Diễn đàn lao động di cư ASEAN (AFML) lần thứ 11 sẽ diễn ra tại Singapore vào cuối năm nay.
Việt Nam là quốc gia sớm áp dụng công nghệ số trong quản lý lao động xuất khẩu

Diễn đàn AFML lần thứ 11 năm nay sẽ được diễn ra tại Singapore từ ngày 29-30/10/2018 với chủ đề “Số hóa nhằm thúc đẩy việc làm bền vững cho người lao động di cư trong ASEAN” tập trung vào hai nội dung chính bao gồm: số hóa trong việc quản lý lao động di cư; các dịch vụ số hóa cho người lao động di cư.

Diễn đàn AFML là một hoạt động thường niên được tổ chức tại nước chủ nhà ASEAN trong khuôn khổ hoạt động của Ủy ban ASEAN thực hiện Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư. Tham gia Diễn đàn AFML có đại diện tới từ các cơ quan Chính phủ phụ trách lao động, tổ chức của người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức xã hội. Những khuyến nghị và và giải pháp nhằm thúc đẩy quyền của người lao động di cư được đưa ra tại Diễn đàn tạo cơ sở xây dựng, thực hiện các hoạt động cấp quốc gia và khu vực.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng công nghệ số đang ngày càng phổ biến trên thế giới tại hầu hết các lĩnh vực. Trong lĩnh vực việc làm, công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, bảo vệ quyền của người lao động di cư. Sử dụng công nghệ số có thể giúp người lao động di cư đưa ra các quyết định nhanh chóng, hiệu quả, giúp hiểu rõ hơn về quyền của họ.

Trong thực tế, công nghệ số mang lại một nền tảng trực tuyến giúp người lao động di cư đánh giá, xếp hạng các cơ quan tuyển dụng và người sử dụng lao động; giúp họ so sánh các mức phí chuyển đổi ngoại tệ khi có mong muốn gửi tiền về gia đình; kết nối người lao động di cư nhằm chia sẻ thông tin hoặc tham vấn ý kiến, tăng cường thông tin, tiếp cận các dịch vụ tư pháp, thúc đẩy tính minh bạch về dữ liệu của người lao động di cư, người sử dụng lao động và các bên liên quan.

Nhiều chính phủ trong khu vực ASEAN đã xây dựng các nền tảng số hóa nhằm quản lý lao động di cư; cung cấp các dịch vụ liên quan đến áp dụng số hóa. Các dịch vụ bao gồm đào tạo trước khi xuất cảnh cho người lao động, cấp thẻ thông minh cho người lao động di cư trước khi đi, tại nơi đến, sau khi về nước nhằm giúp người lao động tiếp cận bảo hiểm xã hội và các dịch vụ khác...

Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng mang lại, công nghệ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, hạn chế. Công nghệ số đặt ra thách thức đối với tính bảo mật, quyền riêng tư và vấn đề bảo vệ dữ liệu. Thêm vào đó, việc sử dụng công nghệ Internet cũng bị hạn chế tại một số khu vực khi đường truyền kết nối Internet yếu, ảnh hưởng đến công việc. Do đó, tận dụng kỹ thuật số nhằm thúc đẩy các quyền của người lao động di cư, thúc đẩy việc làm bền vững đáp ứng yêu cầu nâng cao sự hiểu biết về số hóa cũng như sự hiểu biết về thay đổi nhanh chóng đối với tương lai việc làm.và khu vực.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ- TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, Việt Nam, đã áp dụng có hiệu quả số hóa trong công tác quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài. Từ tháng 1/2017, Bộ LĐ- TB&XH đã thực hiện “Thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động online”. Hiện nay, việc đăng ký hợp đồng cung ứng online được thực hiện trên Hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại địa chỉ https://csdl.dolab.gov.vn. Các hồ sơ được tiến hành nhập và kiểm tra online trên hệ thống cơ sở dữ liệu về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ gốc kết quả được trả tại trụ sở Cục quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TBXH và qua đường bưu điện tới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bên cạnh đó, ngày 29/12/2017, Bộ LĐ- TB&XH đã ban hành Thông tư số 35/2017/TT-LĐTBXH quy định việc quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo quy định tại Thông tư này, các doanh nghiệp thực hiện đăng ký hợp đồng cung ứng lao động trực tuyến trên nền tảng của hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Uống Trà Xanh Không Độ giảm căng thẳng khi nỗ lực làm ngày cày đêm chạy đua với tết

Nhân sự 28/11: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải có tân Bộ trưởng; Quốc hội bổ nhiệm nhân sự mới

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Nhân sự 19/11: Quốc hội ban hành nghị quyết nhân sự; Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới