Việt Nam dẫn đầu sự phục hồi kinh tế của nhóm nước CLMV năm 2021
Việt Nam được đánh giá đã ngăn chặn thành công suy thoái vào năm 2020 với mức tăng trưởng kinh tế dương, xuất khẩu cả năm tăng 6,9%. Xuất khẩu tăng 29,6% trong 4 tháng đầu năm 2021, với các mặt hàng máy móc, máy tính và điện tử tăng mạnh.
Việc tạo doanh thu và bán lẻ cũng đang phục hồi về mức trước Covid-19, mặc dù một làn sóng các trường hợp nhiễm mới gần đây đang hạn chế khả năng di chuyển giảm xuống khoảng 20% dưới mức cơ bản. Mặc dù vậy, Maybank vẫn đang duy trì dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2021 ở mức 6,5% cho Việt Nam. Đồng thời đang cắt giảm triển vọng đối với ba quốc gia còn lại. Campuchia hiện được dự báo sẽ phục hồi yếu hơn 4,2%, giảm từ 5,9%; Lào dự kiến sẽ tăng 4,8% thay vì 6% và Myanmar có thể giảm 8%, thay vì giảm 3%.
Trong khi Campuchia và Lào đang phải đối mặt với những đợt lây nhiễm Covid-19 mới và nghiêm trọng hơn. Tình hình của Myanmar rất phức tạp do tình hình chính trị bất ổn, có thể đẩy đất nước này vào một cuộc suy thoái sâu sắc. Do đó, Myanmar được dự báo sẽ là một quốc gia tụt hậu khi Việt Nam, tiếp theo là Campuchia và Lào, đang dần có lợi về xuất khẩu và sản xuất trong năm nay, khi nhu cầu toàn cầu tăng lên.
Tập đoàn tài chính hàng đầu ASEAN cho biết, tốc độ phục hồi kinh tế ở cả 4 quốc gia CLMV chủ yếu phụ thuộc vào việc triển khai vaccine, nhưng việc mua vaccine vẫn là một thách thức. Cho đến nay, các chính phủ đã đảm bảo đủ liều lượng để tiêm chủng cho từ 30 - 60% dân số tương ứng vì nguồn lực tài chính hạn chế, hạn chế về nguồn cung và những thách thức về hậu cần.
Theo Maybank, Campuchia dẫn đầu về tiến độ tiêm chủng. Khoảng 12,6% dân số Campuchia đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Trong khi Lào và Myanmar đã bắt đầu các chiến dịch tiêm chủng, việc triển khai còn chậm, với 6,5% và 3,1% tương ứng đã được tiêm ít nhất một liều.