Việt Nam cần có chương trình cập nhật định kỳ về nguy hiểm, rủi ro động đất

Từ trận động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua, Việt Nam cần có chương trình cập nhật định kỳ về nguy hiểm, rủi ro động đất để có phương án ứng phó phù hợp.
Việt Nam sẵn sàng tham gia tái thiết tại vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ Kon Tum: Động đất 3,9 độ richter tại huyện Kon Plông

Trước sự tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và tài sản do trận động đất có cường độ 7,8 độ richter xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào ngày 6/2 vừa qua đã đặt ra cho các nước trong đó có Việt Nam cần có những nghiên cứu sâu hơn và thường xuyên đánh giá nguy hiểm về động đất để từ đó có cơ sở để ứng phó phù hợp.

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Xuân Anh - Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Việt Nam cần có chương trình cập nhật định kỳ về nguy hiểm, rủi ro động đất
TS Nguyễn Xuân Anh cho rằng cần phải có nghiên cứu sâu, thường xuyên đánh giá, cập nhật về nguy hiểm, rủi ro động đất

Là cơ quan đầu ngành của Việt Nam về nghiên cứu, báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, vậy nguy cơ các trận động đất mạnh, lớn ở Việt Nam như thế nào thưa ông?

Động đất được phân loại theo độ lớn từ 5-6 là động đất trung bình, từ 6-7 là động đất mạnh, từ 7-8 là động đất lớn và từ 8-9 là động đất hủy diệt.

Từ phân loại trên có thể sơ lược hiểu được về mức độ thiệt hại mà động đất có thể gây ra. Còn về chấn động hay cấp động đất được đo bằng thang động đất quốc tế MSK-64 là rung động mà động đất gây ra trên mặt đất, tác động tới mọi vật trên bề mặt. Càng gần chấn tâm, chấn động càng mạnh.

Trong lịch sử Việt Nam, từ năm 114 tới năm 2003, Việt Nam đã ghi nhận được 1.645 trận động đất mạnh có độ lớn từ 3 trở lên. Đó là trận động đất gây chấn động cấp 8 xảy ra vào năm 114 ở bắc Đồng Hới, các trận động đất cấp 7, cấp 8 xảy ra ở Hà Nội vào các năm 1277, 1278, 1285; động đất cấp 8 ở khu vực Yên Định - Vĩnh Lộc - Nho Quan vào năm 1635; động đất cấp 8 vào năm 1821 ở Nghệ An, cấp 7 ở Phan Thiết vào các năm 1882, 1887...

Trong thế kỷ XX, Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất rất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với độ lớn 6,75 xảy ra trên đới đứt gẫy sông Mã. Trận lớn thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983), với độ lớn 6,8, xảy ra trên đới đứt gẫy Sơn La.

Ngoài ra, vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng có 1 trận động đất với độ lớn 6,1 (thuộc ở vùng biển vũng Tàu, Phan Thiết). Trận động đất này này đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Choi, trên đới đứt gãy kinh tuyến 109-110.

Còn trong 20 năm trở lại đây chúng ta thấy có nhiều trận động đất xảy ra trên các đới đứt gãy ở khu vực Tây Bắc, các tỉnh Cao Bằng, Nghệ an, Thanh Hóa… có trận lớn nhất là 5.4. Bên cạnh đó, có nhiều trận động đất kích thích xảy ra ở Bắc Trà My (Quảng Nam), Kon Plông( Kon Tum), Sơn La, Lai Châu, Thừa Thiên Huế với độ lớn không quá 5…Một số trận động đất ở xa (Vân Nam, Trung Quốc, Lào…) gây rung lắc ở một số nhà cao tầng ở các đô thị Việt Nam. Những trận động đất này không gây thiệt hại lớn, phần lớn các trận động đất ở mức độ trung bình và dưới mức trung bình.

Việt Nam cần có chương trình cập nhật định kỳ về nguy hiểm, rủi ro động đất
Động đất ở Trùng Khánh (Cao Bằng) năm 2019 gây hiện tượng đá lăn khiến người dân lo lắng

Đáng chú ý là ở khu vực Quan Sơn (Thanh Hóa), động đất có gây ra nứt nhà. Còn tại Trùng Khánh, Cao Bằng chuỗi động đất ngày 25/11/2019 gây nứt một số công trình nhà cửa thuộc xã Đàm Thủy và xã Đình Phong. Cùng với đó là hiện tượng đá lăn từ trên đỉnh núi xuống nhiều nhà dân, làm hỏng 01 ô tô và nhiều nhà dân bị hư hại nhẹ đồng thời gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân; tại khu vực xã Đàm Thủy, suối bị mất nước, mó nước cung cấp nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân xung quanh bị cạn và nước đục như bùn loãng tại các giếng khoan của một số hộ dân

Ông nhìn nhận như thế nào qua thiệt hại nặng nề từ trận động đất vừa qua tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vừa qua?

Trận động đất ngày 6/2 vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là trận động đất lớn M=7.8 gần tiệm cận với cấp độ hủy diệt, có nhiều dư chấn mạnh xảy ra sau đó. Tính đến ngày 17/2, trận động đất này đã khiến hơn 44.000 người chết và đa phần liên quan đến các tòa nhà bị sập, có thể liên quan đến chất lượng công trình chưa được xậy dựng theo mức chống động đất cần thiết.

Việt Nam cần có chương trình cập nhật định kỳ về nguy hiểm, rủi ro động đất
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản

Có rất nhiều nguyên nhân quyết định đến mức độ thiệt hại của một trận động đất. Cụ thể là: về độ lớn, đông đất các lớn thì năng lượng càng lớn và ảnh hưởng trên diện rộng; chấn tiêu nông và gần khu vực đô thị, đông dân cư thì càng có nhiều khả năng gây rung động mạnh; nền đất yếu ở khu vực bị ảnh hưởng cũng góp phần làm mức độ thiệt hại tăng lên. Chất lượng xây dựng công trình chống chịu các trận động đất ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thiệt hại.

Ngoài ra có các yếu tố khác như thời điểm xảy ra động đất vào buổi sáng sớm cũng làm cho thiệt hại có thể tăng do nhiều người đang ở trong nhà, các trang thiết bị, nguồn lực cứu nạn cứu hộ sau khi động đất xảy ra, các diễn tập, kỹ năng của người dân về phòng chống động đất đều ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại....

Vậy từ thảm họa động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria theo ông,Việt Nam cần phải làm gì để có thể ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại nếu động đất lớn xảy ra?

Động đất không thể tránh nhưng có thể giảm nhẹ thiệt hại bằng cách hiểu rõ hơn hoạt động của động đất thông qua việc quan trắc thường xuyên và có các chương trình đánh giá cập nhật về nguy hiểm của động đất. Trước hết, chúng ta phải duy trì mạng trạm quốc gia quan sát động đất để có số liệu về hoạt động động đất chi tiết nhất có thể.

Tiếp theo, cần có chương trình định kỳ vài năm một lần cập nhật về nguy hiểm động đất và đánh giá rủi ro do động đất trên quy mô cả nước, trong đó chi tiết hơn cho các khu vực độ thị, đông dân cư, công trình trọng điểm có khả năng bị ảnh hưởng của động đất. Việc cập nhật này sẽ cung cấp số liệu đầu vào cho các cơ quản quản lý ban hành các quy định, tiêu chuẩn kháng chấn phù hhợp cho các công trình xây dựng, sử dụng thông tin trên trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng …

Công tác ứng phó với động đất gần đây cho thấy ngoài việc đánh giá nguy hiểm động đất tự nhiên, cần thiết thực hiện đánh giá nguy hiểm do động đất kích thích có thể xảy ra khi xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi…

Việt Nam cần có chương trình cập nhật định kỳ về nguy hiểm, rủi ro động đất
Viện Vật lý địa cầu hướng dẫn kỹ năng sinh tồn khi động đất xảy ra cho các em học sinh ở Kom Tum

Các kiến thức sinh tồn trong khi động đất xảy ra tưởng chừng rất đơn giản nhưng rất hữu ích có khi cứu cả mạng sống như cần chui xuống gầm bàn hay đồ vật chắc chắn để trú ẩn, khi ở ngoài tránh xa các nhà cao tầng… Vì vậy, hàng năm, người dân cần được tuyên tuyên truyền, hướng dẫn về ảnh hưởng của động đất đến nhà cửa, cách phòng tránh và ứng phó khi động đất xảy ra.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Viện Vật lý Địa cầu

Tin cùng chuyên mục

Mức lương cao nhất của công chức sau cải cách tiền lương

Mức lương cao nhất của công chức sau cải cách tiền lương

Việt Nam đảm bảo Công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

Việt Nam đảm bảo Công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 100 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở Trảng Bom

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 100 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở Trảng Bom

Thêm nhiều loại vaccine chính thức cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Thêm nhiều loại vaccine chính thức cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chủ cơ sở đã thanh toán toàn bộ viện phí

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chủ cơ sở đã thanh toán toàn bộ viện phí

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024

Phú Yên: 2 công nhân thi công cao tốc đang mất tích trên sông Ba

Phú Yên: 2 công nhân thi công cao tốc đang mất tích trên sông Ba

Thời tiết hôm nay ngày 16/5/2024: Cả nước có mưa dông, một số địa phương mưa lớn

Thời tiết hôm nay ngày 16/5/2024: Cả nước có mưa dông, một số địa phương mưa lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 16/5/2024: Hà Nội ngày nắng, có lúc mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 16/5/2024: Hà Nội ngày nắng, có lúc mưa rào và dông

Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Trao quà hỗ trợ người lao động Mỏ than Phấn Mễ

Trao quà hỗ trợ người lao động Mỏ than Phấn Mễ

Thủ đoạn lừa đảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tinh vi

Thủ đoạn lừa đảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tinh vi

Sửa một số quy định về phòng cháy, chữa cháy

Sửa một số quy định về phòng cháy, chữa cháy

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Khởi công xây dựng dự án Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Khởi công xây dựng dự án Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Chuyện về người được Đảng, Bác Hồ giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn

Chuyện về người được Đảng, Bác Hồ giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn

9 đối tượng được tăng lương hưu, mức tăng lương hưu sau cải cách tiền lương

9 đối tượng được tăng lương hưu, mức tăng lương hưu sau cải cách tiền lương

Áp dụng nông nghiệp tái sinh: Tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Áp dụng nông nghiệp tái sinh: Tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Cần gói giải pháp tổng thể, đột phá để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đường sắt đô thị

Cần gói giải pháp tổng thể, đột phá để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đường sắt đô thị

Xem thêm