Thứ hai 23/12/2024 04:24

Vì sao kinh tế Nga đứng vững trước các lệnh trừng phạt của phương Tây?

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế Nga đang trong tình trạng tốt, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trước các lệnh trừng phạt của phương Tây trong 2 năm qua, nền kinh tế Nga đã vượt xa kỳ vọng, đạt được mức tăng trưởng phục hồi và thể hiện sự bền bỉ mạnh mẽ. Dự kiến trong thời gian tới, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ còn kéo dài, nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ mà còn ổn định, nhưng khó đạt được sự phát triển.

Các chỉ số kinh tế vượt mong đợi

Khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, phương Tây dồn dập áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Theo đó, có khoảng 17.500 lệnh trừng phạt được đưa ra sau chiến sự ở Ukraine, cộng thêm các lệnh trừng phạt được thực hiện trong năm 2014, tổng số lệnh trừng phạt đối với Nga là gần 20.000.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong gần 2 năm diễn ra xung đột, nền kinh tế Nga vẫn đứng vững trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, chỉ suy giảm 2,1% vào năm 2022. Năm 2023, kinh tế Nga khiến thế giới phải chú ý khi tăng trưởng 3,6%, thương mại vẫn thặng dư, thâm hụt ngân sách trong phạm vi có thể kiểm soát.

Các khoản trợ cấp, chi tiêu và chính sách của Chính phủ cũng đang hỗ trợ nền kinh tế Nga

Theo giới phân tích, nền kinh tế Nga có thể mạnh mẽ như vậy nhờ vào lãnh thổ rộng lớn, nguồn năng lượng dồi dào và nền nông nghiệp ổn định. Tuy nhiên, cần phải nói rằng năng lực chống khủng hoảng hiệu quả của Chính phủ Nga cũng là một nguyên nhân quan trọng.

Thứ nhất, Nga đã né tránh hiệu quả các lệnh trừng phạt và nhanh chóng thích ứng với “hiện thực mới”. Trước các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây, Chính phủ Nga không hề hoảng sợ mà thực hiện nhiều biện pháp đối phó hiệu quả.

Để đối phó với những hạn chế của phương Tây về việc xuất khẩu năng lượng, Nga đã tích cực mở rộng sang các thị trường mới. Thu nhập từ xuất khẩu năng lượng là “huyết mạch” của nền kinh tế Nga. Để tiếp tục xuất khẩu dầu ra thế giới, phá vỡ sự thâu tóm của phương Tây về vận tải biển, bảo hiểm..., Nga đã nhanh chóng thành lập “hạm đội bóng tối” gồm hơn 600 tàu chở dầu. Chỉ trong vòng 2 năm, Nga đã chuyển hướng thị trường xuất khẩu dầu mỏ từ Tây sang Đông.

Ngoài ra, để đối phó với các biện pháp kiểm soát của phương Tây đối với xuất khẩu, Nga dựa vào nhập khẩu song song và thay thế nhập khẩu để giải quyết vấn đề. Nga mua được các sản phẩm nước ngoài cần thiết thông qua nhập khẩu song song từ các nước hoặc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, Nam Kavkaz và Trung Á.

Nga cũng mở rộng toàn diện hợp tác kinh tế-thương mại Trung Quốc-Nga. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng gần 50%, trong số đó tỷ lệ các sản phẩm cơ khí, ô tô, điện tử chiếm gần 60%, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định thị trường Nga.

Đồng thời, Nga đã nỗ lực thay thế nhập khẩu và phát triển sản xuất trong nước để bù đắp khoảng trống của các sản phẩm phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, hàng không và dược phẩm.

Để đối phó với những hạn chế của phương Tây đối với lĩnh vực tài chính, Nga tích cực thúc đẩy thanh toán bằng đồng nội tệ. Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, phần lớn giao dịch ngoại thương của Nga được thanh toán bằng USD và Euro, nhưng đến cuối năm 2023, 65% các giao dịch ngoại thương của Nga được thanh toán bằng nội tệ, tỷ lệ USD và Euro giảm xuống còn 24%.

Thứ hai, mở rộng đầu tư và kích thích nền kinh tế. Phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt toàn diện đối với Nga, hàng nghìn công ty có vốn nước ngoài đã phải rút lui, tuy nhiên việc này cũng nhường chỗ cho sự phát triển của các công ty trong nước của Nga.

Do đó, việc điều chỉnh thị trường xuất khẩu của Nga cũng sẽ đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, cần nguồn đầu tư rất lớn. Đầu tư của Nga tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023, mức cao nhất trong thập kỷ qua, chủ yếu dựa vào đầu tư của chính phủ và doanh nghiệp. Chi tiêu ngân sách của Nga năm 2023 là gần 32.000 tỷ Ruble, cao hơn 3.000 tỷ Ruble so với năm trước. Đầu tư chủ yếu chảy vào các ngành thay thế nhập khẩu, công nghiệp quốc phòng và logistics vận tải, đồng thời kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan.

Thứ ba, ngành công nghiệp quân sự thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành gia công trong nước. Xung đột Nga-Ukraine đã làm tiêu tốn một lượng lớn vũ khí, trang thiết bị và đạn dược. Năm 2023, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga sản xuất ngày đêm để đáp ứng nhu cầu của tiền tuyến, mức tận dụng năng lực sản xuất của một số doanh nghiệp vượt quá 80%.

Bên cạnh đó, một số lượng lớn các đơn đặt hàng quốc phòng đã thúc đẩy sự phát triển của ngành gia công. Năm 2023, ngành gia công của Nga tăng trưởng 7,5%, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) cao nhất trong 7 năm qua. Theo các thống kê, đầu tư vào các ngành liên quan đến nhu cầu quốc phòng tăng trưởng nhanh, bao gồm sản xuất thành phẩm kim loại (+73%), thiết bị điện (+59%), thiết bị cơ khí (+44%) và phương tiện giao thông (+41%).

Vẫn còn “lỗ hổng”

Theo Tổng thống Vladimir Putin, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga trong năm 2023 là 3,6%, vượt mức trung bình trên thế giới. Ông Putin lưu ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên toàn cầu là 3% trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển chỉ là 1,5%. Điều quan trọng là động lực tăng trưởng của Nga đạt được dựa trên nội lực.

Mặc dù chỉ số kinh tế năm 2023 của Nga rất ấn tượng nhưng cũng xuất hiện một số vấn đề:

Thứ nhất, tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Do tác động tổng hợp của các yếu tố như suy giảm dân số, nhập ngũ bắt buộc và chảy máu chất xám, năm 2023 Nga rơi vào tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây.

Thứ hai, đồng Ruble mất giá. Bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt tài chính nghiêm ngặt do phương Tây áp đặt, lượng USD Nga thu được từ ngoại thương giảm đáng kể, trong khi nhu cầu vẫn tăng và người dân vẫn tích trữ đồng USD. Những biến động trên thị trường ngoại hối khiến đồng Ruble mất giá mạnh, đỉnh điểm mất giá là vào đầu tháng 10/2023, khi đó đồng Ruble mất giá hơn 30% so với USD.

Thứ ba, lạm phát tăng cao. Đồng Ruble mất giá đã dẫn đến lạm phát. Năm 2023, mức lạm phát của Nga là 7,5%, giá một số thực phẩm và hàng tiêu dùng tăng hơn 20%. Tháng 8/2023, giá xăng dầu của Nga đột ngột tăng, tình trạng thiếu xăng xảy ra ở một số nơi, sau khi chính phủ hạn chế xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu, tình hình đã được cải thiện.

Thanh Tuấn - Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba