Thứ tư 06/11/2024 02:26

Vì sao công trình quán cà phê Giao Khẩu lấn sông Sài Gòn vẫn vô tư tồn tại?

Quán cà phê Giao Khẩu từng là công trình “khủng” lấn sông Sài Gòn và đã bị kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, không hiểu vì sao công trình vẫn hiên ngang tồn tại?

Xuất hiện ngày càng nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng

Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cho biết, khu vực bờ sông Sài Gòn tồn tại nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng. Thống kê trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 32 vị trí nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch (thành phố Thủ Đức 8 điểm, quận Bình Thạnh 4 điểm, các huyện Nhà Bè 7 điểm, Bình Chánh 4 điểm, Cần Giờ 7 điểm, Hóc Môn và Củ Chi mỗi địa phương 1 vị trí). Trong đó, 8 điểm đặc biệt nguy hiểm gồm 3 điểm huyện Nhà Bè, 2 điểm huyện Bình Chánh, 2 điểm thành phố Thủ Đức và 1 điểm tại huyện Cần Giờ.

Tại khu vực bờ kênh Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh), nhiều hộ dân sống trong khu vực lo lắng khi nền đất đang bị sụt lún, nứt nẻ nghiêm trọng. Tuyến kè bảo vệ bờ kênh Thanh Đa thuộc Phường 25, quận Bình Thạnh có chiều dài 478m và bề rộng mặt kè 3,5m. Công trình này được đưa vào sử dụng năm 2008, đến nay đã khai thác gần 15 năm.

Ghi nhận ngày 6/12/2022, chủ quán cà phê Giao Khẩu dùng sà lan tổ chức thi công đóng hơn 10 cọc sắt hình chữ U ngang 40cm, dài gần 30m xuống lòng sông Sài Gòn nhưng không hề xin phép cơ quan chức năng

Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã vận động di dời khẩn cấp đối với 15 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở đến nơi an toàn. Đồng thời, bố trí dân phòng, dân quân tự vệ canh gác ngày đêm; đặt biển báo và căng băng rôn tại khu vực sạt lở để thông báo, đề nghị người dân hạn chế đi lại trong khu vực. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng trên, Sở Giao thông vận tải còn kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh chi 90 tỷ đồng để sửa chữa kè Thanh Đa (dài gần 500m) đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tương tự, tại địa chỉ số 197/42/58 Thạnh Lộc 15 (đường Bờ Hữu Sông Sài Gòn), phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, quán cà phê Giao Khẩu cũng đang sạt lở nghiêm trọng. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, quy mô sạt lở dài dọc bờ sông khoảng 35-40 mét, sâu vào bờ hơn 20 mét. Diện tích sạt lở lấn dần vào phía trong bờ khoảng 16-20 mét và xuất hiện những vết nứt dọc sông với chiều dài khoảng 30 mét… Vụ sạt lở không gây thiệt hại về người và ảnh hưởng đến giao thông đường thủy. Tuy nhiên, khoảng 800 m2 đất cùng nhiều bàn ghế, cây xanh đã bị nhấn chìm, cuốn trôi.

Bị “tuýt còi”, quán cà phê Giao Khẩu vẫn vô tư tồn tại!?

Qua tìm hiểu, trước đây vào năm 2018, vị trí quán cà phê Giao Khẩu xây dựng đã từng xảy ra tình trạng sạt lở với quy mô sạt lở dài dọc sông khoảng 45 mét, từ bờ vào trong khoảng 7 mét. Đến cuối năm 2019, chủ đầu tư đã thực hiện việc đóng cừ dự ứng lực gia cố bờ với chiều dài dọc sông 45 mét, từ bờ tự nhiên ra 0,4 mét và mỗi vị trí cách nhau 3 mét. Tuy nhiên, việc đóng cọc lấn ra sông Sài Gòn của chủ quán cà phê Giao Khẩu đã từng bị kiểm tra, xử lý. Song không hiểu vì lý do gì công trình vi phạm, lấn chiếm sông Sài Gòn này vẫn hiên ngang tồn tại?

Cụ thể, vào tháng 12/2022 sau khi nhận tin báo tồn tại việc thi công trình có dấu hiệu vi phạm tại quán cà phê Giao Khẩu, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đã có Văn bản số 13690/SGTVT – QLĐT ngày 20/12/2022 về việc thông tin xử lý trường hợp vi phạm thi công gia cố bờ không phép tại vị trí bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn Quận 12. Theo đó, ngay sau khi nhận được phản ánh về việc người dân ngang nhiên xây kè, ép cọc, đổ đất lấn sông Sài Gòn, Trung tâm Quản lý đường thủy đã phối hợp với UBND phường Thạnh Lộc, Quận 12 kiểm tra phát hiện một trường hợp thi công gia cố bờ sông không phép tại vị trí bờ phải sông Sài Gòn cách cầu Bình Phước 2,5km về phía thượng lưu (thuộc khu phố 3C).

Khu vực quán cà phê Giao Khẩu bị sạt lở từng là công trình “khủng” lấn sông Sài Gòn khiến dư luận bức xúc

Tại biên bản làm việc ngày 8/12/2022 của Trạm Quản lý đường thủy số 2 (Trung tâm Quản lý đường thủy TP. Hồ Chí Minh) có nội dung thể hiện việc kiểm tra về hành vi gia cố bờ bằng cừ thép lá sen, trong hành lang bảo vệ bờ (thuộc khu phố 3C, phường Thạnh Lộc, Quận 12) do ông Nguyễn Thái Sơn (chủ đầu tư). Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận, hiện trạng đang thi công đóng khoảng 8 cây cừ thép lá sen, đóng xen kẽ vào giữa cừ vào bê tông. Chủ đầu tư chưa cung cấp được hồ sơ liên quan đến việc gia cố bờ… Do đó, Trạm Quản lý đường thủy số 2 yêu cầu ngưng thi công.

“Đối với trường hợp này, ngày 10/12/2019, trước đó Trạm có phối hợp với UBND phường Thạnh Lộc ghi nhận trường hợp gia cố bờ tại vị trí này chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nay chủ đầu tư tiếp tục hành vi gia cố bằng cừ thép lá sen (thép đã cũ). Trạm đã đề nghị UBND phường xử lý đúng quy định”, theo Trạm Quản lý đường thủy số 2.

Đến ngày 12/12/2022, Trung tâm Quản lý đường thủy có Công văn số 2285/TTQLĐT-HTKT báo cáo Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh về trường hợp vi phạm trên. Ngày 16/12/2022, Sở Giao thông vận tải tiếp tục có Công văn số 13597/SGTVT-QLĐT đề nghị Sở Xây dựng, UBND Quận 12 chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với trường hợp vi phạm nêu trên theo thẩm quyền quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm h, khoản 7, Điều 10, Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND thành phố ban hành Quy định về việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Quán cà phê Giao Khẩu

Trong khi đó, ngày 21/11/2022, UBND TP.HCM cũng đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc “Tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và quản lý hoạt động cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố”. Chỉ thị nêu rõ: UBND TP. yêu cầu Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện phối hợp triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ. Trong đó, có chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm xử lý dứt điểm các bến thủy nội địa chưa được công bố, cấp phép hoạt động; các trường hợp vi phạm lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn quản lý theo các quy định hiện hành. Có biện pháp tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc không tự tháo dỡ, thanh thải theo quy định...

Chỉ thị của UBND TP.HCM và kiến nghị của Sở Giao thông vận tải là vậy, song công trình quán cà phê Giao Khẩu lấn sông Sài Gòn vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, hoàn toàn không bị xử lý, cưỡng chế.

Trước sự việc này, đề nghị các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh sớm xử lý dứt điểm tình trạng này, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, không gây cản trở cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trên sông Sài Gòn – vốn là tuyến vận tải đường biển huyết mạch phục vụ xuất khẩu của cả nước.

Tại Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng nêu rõ: Chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ đối với loại sông, suối, kênh rạch cấp đặc biệt, cấp I, cấp II là 50 m mỗi bên; cấp III và cấp IV là 30 m mỗi bên. Đối chiếu với quy định kể trên thì việc xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ đê điều, ngang nhiên thi công đóng cọc xuống lòng sông Sài Gòn của quán cà phê Giao Khẩu là vi phạm.
Kim Đồng
Bài viết cùng chủ đề: vi phạm pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty An Phát và Công ty Phú Ngọc

Thanh Hóa: Bắt đối tượng Bùi Văn Tuấn để điều tra hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ

Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện nhiều vi phạm tại các quán bar ‘trá hình’

Cà Mau: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Đầu tư xây dựng BOT & BT miền Nam

Cục Thuế Bạc Liêu cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Đầu tư xây dựng Thiên Long

Công an Hà Nội tìm thanh niên nhận tiền làm hồ sơ xuất khẩu lao động rồi 'mất hút'

Hoàn tất cáo trạng truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

Cục Thuế Hà Nam công khai danh sách 140 người nộp thuế nợ tiền thuế khu vực Duy Tiên – Lý Nhân

Hòa Bình: Công ty Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh phát hiện nhiều thiếu sót tại Công ty Công ích quận 12

Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng 'bút phê' trái thẩm quyền được giao tại dự án Đại Ninh

Bình Thuận: Công ty Thép Trung Nguyên và loạt doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế

Long An: Xử phạt Công ty Samduk Việt Nam, truy thu hơn 5,5 tỷ đồng tiền thuế

Thái Bình: Công ty TNHH Thương mại vận tải biển An Phát bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Tuyên Quang: Cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn đối với Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Duy Long

Hà Nội: Khởi tố vụ án trốn thuế trong hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Dự án hồ chứa nước Bản Mồng chậm tiến độ gây lãng phí: Khởi tố 8 bị can

Dòng chữ 'Tập đoàn Sơn Hải bảo hành 10 năm' trên biển báo cao tốc bất ngờ bị xóa

Nghệ An: Bắt Giám đốc Công ty TNHH TMDV Bông Sen Vàng lừa đảo góp vốn đầu tư

Kiên Giang: Bắt 3 đối tượng bán 3ha đất rừng phòng hộ tại TP. Phú Quốc