Quốc hội cho ý kiến chương trình xây dựng Luật và pháp lệnh năm 2018

Vẫn còn tình trạng “nay xin rút, mai xin lùi” của các dự án Luật

Thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, nhiều đại biểu cho rằng vẫn còn tình trạng “nay xin rút, mai xin lùi” của các dự án Luật, xu hướng một luật sửa nhiều luật, lồng ghép các ưu đãi làm cho hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định.
Vẫn còn tình trạng “nay xin rút, mai xin lùi” của các dự án Luật
Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về xu hướng một luật sửa nhiều luật, lồng ghép các ưu đãi làm cho hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định

Trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 30/5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Nguyễn Khắc Định - trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Theo đó, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, đồng thời qua xem xét, cho ý kiến về các dự án trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, UBTVQH đã quyết định đưa ra khỏi chương trình 2 dự thảo Luật là Luật Dân số và Luật Quản lý phát triển đô thị. Hai dự luật được đề nghị lùi thời gian trình là Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự: Dự thảo Luật Công an xã không tiếp tục xây dựng riêng mà nhập nội dung Luật này vào Luật Công an nhân dân sửa đổi. Đồng thời Bổ sung dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về biểu thuế bảo vệ môi trường.

Về dự kiến chương trình năm 2019, Chính phủ đề nghị đưa 19 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết vào chương trình. Trên cơ sở nội dung Chính phủ trình và ý kiến thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật kiến nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 sẽ gồm 16 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

Thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, nhiều đại biểu cho rằng vẫn còn tình trạng “nay xin rút, mai xin lùi” của các dự án Luật, xu hướng một luật sửa nhiều luật, lồng ghép các ưu đãi làm cho hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến: Việc cải thiện tình hình liên quan đến luật, pháp lệnh và chất lượng nhiều dự án luật vẫn còn xa rời cuộc sống, nhiều dự án luật mới đưa ra dự thảo đã gặp rất nhiều phản ứng vì tình trạng Luật trên trời mà cuộc đời dưới đất. Nhiều dự án luật còn thiếu tiến bộ, chưa đưa vào cuộc sống thì đã gặp vướng mắc, cản trở sự phát triển, chưa phát huy được nguồn lực để phát triển đất nước. Nhiều ban soạn thảo chưa quan tâm đến những ý kiến cá biệt, có ẩn chứa những giá trị khoa học và pháp lý cần thời gian kiểm nghiệm tính đúng sai. Do đó, đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị ban soạn thảo cần phải tiếp thu ý kiến cá biệt, cần phải giải trình nhằm tìm ra chân lý để khẳng định về lý thuyết và tính đúng sai của các dự thảo luật. Về vấn đề xây dựng Luật Công đoàn, đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị lùi việc xây dựng sửa đổi luật này.

Còn theo đại biểu Triệu Thị Thu Phương (đoàn Bắc Kạn), nhìn vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 thấy rõ sự quá tải, việc lập chương trình chưa sát thực tế nên tính khả thi chưa cao nên một số luật đưa vào lại rút ra khỏi chương trình.

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Lê Thành Long - cho rằng, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội đến giờ đã thông qua được 32 Luật. Dù còn hạn chế nhưng đã có dự án luật ta đã đánh trúng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Thừa nhận hạn chế yếu kém, Bộ trưởng Lê Thành Long đề cập thẳng vào tình trạng xin lùi, xin rút và trình chậm, hồ sơ chưa đầy đủ. Nhất trí với ý kiến của đại biểu Triệu Thị Thu Phương là có sự quá tải, Bộ trưởng Lê Thành Long đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục trong thời gian tới, cần chủ động rà soát mạnh hơn, để tránh quá tải, phân công và triển khai sớm.

"Thách thức phía trước còn rất lớn, những dự án luật còn chưa đưa vào chương trình năm 2019, cần rà soát xem phải sửa đổi văn bản pháp luật nào để thích ứng với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)", Bộ trưởng Long nhấn mạnh.

Đình Dũng - Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Liên hiệp mọi tầng lớp vì độc lập và quyền lợi dân tộc

Liên hiệp mọi tầng lớp vì độc lập và quyền lợi dân tộc

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Những chuyện diệu kỳ ở di tích lịch sử Đường Trường Sơn

Những chuyện diệu kỳ ở di tích lịch sử Đường Trường Sơn

Những ấn tượng khi 5 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang

Những ấn tượng khi 5 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Quân khu 1

Bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Quân khu 1

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

Thủ tướng: Thủ tục, điều kiện cho vay mua, đầu tư nhà ở xã hội phải nhanh, đơn giản

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

AFD sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Văn phòng Quốc hội công bố quyết định nhân sự

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Tăng cường liên kết, hợp tác cùng phát triển

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Thường trực Ban Bí thư Đại tướng Lương Cường

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Bùi Thị Minh Hoài

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Nguyễn Trọng Nghĩa

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

Infographic: Tiểu sử tân Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII Đỗ Văn Chiến

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,5-6%

Xem thêm