Thứ tư 20/11/2024 23:27

Trung Quốc lên kế hoạch đánh thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ

Động thái mới nhất trong leo thang cuộc chiến thương mại khi chính phủ Trung Quốc ngày 03/8 cho biết sẽ áp đặt các mức thuế 25%, 20%, 10% và 5% đối với các sản phẩm mà chính quyền của Tổng thống Trump theo đuổi thông qua đe dọa đánh thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.   
Ảnh minh họa

Ủy ban Thuế quan Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố rằng “việc vi phạm sự đồng thuận song phương đạt được sau nhiều vòng đàm phán cho thấy Hoa Kỳ đã một lần nữa leo thang xung đột thương mại”. Trung Quốc đã liệt kê 5.207 sản phẩm của Mỹ sẽ bị đánh thuế trong nỗ lực “bảo vệ lợi ích hợp pháp của chính mình”.

Thông cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ như sau: Gần đây, trên cơ sở thông báo về mức thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Hoa Kỳ đã đề xuất tăng mức thuế từ 10% lên 25%. Về vấn đề này, Trung Quốc đã quyết định áp đặt thuế đối với gần 60 tỷ USD sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ theo bốn mức thuế suất khác nhau. Các biện pháp đối kháng với mức thuế suất khác nhau của Trung Quốc là hợp lý và kiềm chế. Các mức thuế này được đưa ra sau khi lắng nghe ý kiến và đánh giá thận trọng tác động, đặc biệt là tính đến các yếu tố như phúc lợi của người dân, tính bền vững của doanh nghiệp, và duy trì chuỗi công nghiệp toàn cầu. Ngày thực thi các biện pháp thuế sẽ là ngày đáp trả các hành động của Hoa Kỳ và Trung Quốc bảo lưu quyền tiếp tục đưa ra các biện pháp đối phó khác. Trung Quốc luôn tin rằng việc tham vấn trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi là một cách thức hiệu quả để giải quyết những khác biệt về thương mại. Bất kỳ mối đe dọa đơn phương hoặc tối hậu thư sẽ chỉ dẫn tới tăng cường xung đột và thiệt hại đến lợi ích của tất cả các bên. Phía Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh rằng vì phía Hoa Kỳ đã nhiều lần leo thang bất chấp lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trung Quốc phải thực hiện biện pháp đối kháng cần thiết để bảo vệ danh dự của đất nước và lợi ích của người dân, bảo vệ thương mại tự do và hệ thống đa phương, và bảo vệ lợi ích chung của tất cả các nước trên thế giới.

Các sản phẩm sẽ chịu thuế bao gồm thịt, cà phê, các loại hạt, đồ uống có cồn, khoáng chất, hóa chất, sản phẩm da, sản phẩm gỗ, máy móc, đồ nội thất và phụ tùng ô tô. Trước động thái này, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết “thay vì trả đũa, Trung Quốc nên giải quyết các mối quan tâm lâu dài về thực tiễn thương mại không công bằng của mình”. Thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ và Trung Quốc trị giá khoảng 650 tỷ USD mỗi năm là mối quan hệ thương mại lớn nhất trên thế giới giữa hai nước. Nhưng Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều hơn so với các kênh khác, làm cho nước này trở nên khó khăn hơn khi đáp trả lại thuế quan của Hoa Kỳ. Những thuế mới này sẽ tác động đến khoảng 38% tổng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, trị giá khoảng 170 tỷ USD.

Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gia tăng kể từ tháng 4 năm 2017, khi Tổng thống Trump chỉ đạo Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra việc nhập khẩu nhôm và thép từ Trung Quốc và các nước khác ảnh hưởng như thế nào đến an ninh quốc gia. Cuộc điều tra đã dẫn đến thuế quan đối với sản phẩm thép và nhôm từ Trung Quốc và nhiều nước khác ngay trong tháng 3. Bắc Kinh đã ngay lập tức có sự đáp trả tương ứng. Sau đó, vào tháng 7, Hoa Kỳ đã áp đặt thuế quan đối với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhằm gây áp lực cho nước này phải xóa bỏ các hành vi gọi là không công bằng như trộm cắp tài sản trí tuệ. Bắc Kinh đã một lần nữa đáp trả với quy mô tương xứng nhắm mục tiêu vào các sản phẩm của Mỹ như xe máy và vệ tinh thông tin liên lạc. Mối đe dọa gần đây nhất từ chính quyền Trump khi ngày 01/8, Mỹ đưa ra cảnh báo rằng có thể áp đặt mức thuế cao hơn so với dự kiến ban đầu với một lô hàng nhập khẩu khác từ Trung Quốc. Nhà Trắng trước đây đã yêu cầu Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ về khả năng áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Nhưng theo kế hoạch mới, mức thuế 25% sẽ được áp dụng. Động thái bảo hộ của Hoa Kỳ đã gây nên phản ứng từ các đối tác thương mại lớn khác, Canada, Mexico và EU đã trả đũa các loại thuế của Mỹ đối với thép và nhôm./.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 20/11: Nga cảnh báo 'sắc lạnh'; Ukraine thất thủ tại Donbass

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Liên Hợp Quốc cảnh báo 'nóng' sau khi Ukraine phóng tên lửa vào biên giới Nga

Tổng thống Zelensky: 'Ukraine sẽ thua cuộc nếu thiếu viện trợ của Mỹ’

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 20/11/2024: Ông Zelensky thừa nhận sự thật về Ukraine; Nga nói lý do kéo dài xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga

Toàn cảnh thế giới 19/11: Mỹ sẽ ra 'cảnh báo nóng' trước tin thủ lĩnh Hamas chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/11: Nga tiến quân như vũ bão ở Kupyansk; Ukraine sẽ phá huỷ cầu Crimea?

Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn ai cho vị trí Bộ trưởng giữ 'ngân khố' của Hoa Kỳ?

Chiến sự Trung Đông: Hezbollah chấp nhận ngừng bắn, Mỹ gấp rút đến Lebanon tìm hoà bình

Một năm sau xung đột ở Dải Gaza và 'vết thương chưa lành' giữa Israel-Hamas

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/11/2024: Ukraine dự báo các mục tiêu ưu tiên tấn công trong lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 19/11: Zaporizhia sắp 'đổ lửa'; 200.000 lính Nga sẵn sàng xung trận

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế tại Hội nghị G20

Ông Donald Trump chọn MC đài Fox News làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

Lầu Năm Góc thừa nhận việc phóng vũ khí tầm xa vào Nga là 'không có tác động'

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/11/2024: Ba Lan nói thời điểm quyết định xung đột; Ukraine nêu các hướng ‘nóng’ nhất mặt trận

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/11: Quan chức Bộ Tổng tham mưu Ukraine thiệt mạng; Kiev tập kích lính Nga