Thứ ba 26/11/2024 01:36

Triển khai Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021-2025: Khó ở vốn

Việc triển khai Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021-2025 vẫn gặp vướng mắc về vốn.

Hiệu quả đã được chứng minh

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 phê duyệt Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020, sau đó là Quyết định số 1740/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 (Chương trình).

Cùng với nỗ lực triển khai của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các địa phương Chương trình đã chứng minh được tính hiệu quả, hiện thực dần mục tiêu điện khí hóa nông thôn.

Số liệu từ Bộ Công Thương cũng cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: 17/17 xã được cấp điện đạt 100% kế hoạch đề ra; cấp điện cho các đảo: Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Nhơn Châu (Bình Định), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo Trần và Cái Chiên (Quảng Ninh). Số hộ dân được cấp điện từ các nguồn trong giai đoạn là 204.737/1.076.000, đạt 19% trên địa bàn 3.079 thôn, bản thuộc 1.107 xã.

Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo tác động tích cực tới kinh tế-xã hội của nhiều địa phương. Ảnh Đại Dương

Đáng nói, việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn đã làm "thay da đổi thịt" bộ mặt nông thôn, miền núi, hải đảo.

Đơn cử tại Sơn La, địa phương này đã đưa cấp điện nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm, là chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2020, dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia của tỉnh đã đầu tư cấp mới cho 16.528 hộ dân; nâng cấp điện an toàn cho 1.012 hộ dân; nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn từ 86,7% năm 2015 lên 97,5% năm 2020.

Những kết quả này đã đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kinh tế 5,46% của Sơn La giai đoạn 2016-2020, trong đó riêng năm 2020 đạt 6,08%, xếp thứ 3/14 tỉnh, thành phố vùng trung du và miền núi phía Bắc và xếp thứ 12 cả nước.

Hay như Lạng Sơn, hiện 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có điện; số thôn bản đã có điện là 1.662/1.662 đạt 100%. Việc đưa điện lưới quốc gia đến với các vùng nông thôn đã thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Năm 2023, tổng số 10/10 xã theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã thực hiện xong và 5 xã xây dựng nông thôn mới nâng cao đều đã đạt tiêu chí 4, tiêu chí 4 nâng cao về điện.

Băn khoăn về vốn cho Chương trình giai đoạn mới

Với hiệu quả đã được chứng minh, Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng Chương trình đầu tư công “Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021-2025”.

Chương trình nhằm mục tiêu cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 911.400 hộ dân (trong đó, khoảng 160.000 hộ dân chưa có điện, 751.400 hộ dân cần cải tạo) của 14.676 thôn bản trên địa bàn 3.099 xã; cấp điện 2.478 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ khu vực đồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn 48 tỉnh; cấp điện lưới quốc gia cho các đảo: Đảo An Sơn - Nam Du tỉnh Kiên Giang; huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng nhu cầu vốn khoảng 29.779 tỷ đồng.

Chương trình thuộc danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng tại Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 02/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ; danh mục các dự án trên địa bàn các tỉnh thuộc Chương trình đã được phê duyệt trong Kế hoạch thực hiện quy hoạch tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ Công Thương, Chương trình đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định; Văn phòng Chính phủ đã lấy ý kiến Thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình. Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thành viên Chính phủ và trình Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo số 195 /BCT-ĐL ngày 12/10/2023 với vốn cân đối khoảng 8.915,6 tỷ đồng.

Với nguồn vốn này sẽ thực hiện việc cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 62.151 hộ dân của 1.706 thôn/bản trên địa bàn 487 xã, trên địa bàn 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp điện xã đảo An Sơn - Nam Du, đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuy nhiên, Chương trình vẫn chưa đủ điều kiện phê duyệt do một số vướng mắc. Trong đó, Bộ Công Thương chỉ rõ, về quy định giao vốn theo Luật Đầu tư công, hiện có 1/21 dự án thành phần (dự án cấp điện huyện đảo Côn Đảo) được giao lại vốn đầu tư từ nguồn dự phòng, các dự án còn lại chưa được giao vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 (quy định tại Khoản 1, Điều 16 Luật Đầu tư công nêu hành vi bị cấm trong đầu tư công là quyết định chủ trương đầu tư khi không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn).

Về quy định giao vốn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, dự án cấp điện đảo An Sơn - Nam Du còn vướng về cơ chế giao chủ đầu tư là Tập đoàn theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Điều 6, quy định không có hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước để thực hiện dự án đầu tư công).

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, đảm bảo khả năng cân đối vốn để đủ điều kiện phê duyệt Chương trình. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung thực hiện Chương trình ngay sau khi được phê duyệt.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?