Chủ nhật 22/12/2024 13:35

TP. Hồ Chí Minh: Truy tìm những ổ nhóm, đường dây hàng lậu để triệt tận gốc

Mặc đã góp phần kìm chế nhưng để đẩy lùi hàng lậu, hàng giả trên địa bàn, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cần tập trung nghiên cứu, phối kết hợp điều tra quyết liệt kẻ cầm đầu những đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất hàng giả trên địa bàn.

Đây là ý kiến của ông Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - phát biểu tại Hội nghị Sơ kết công tác QLTT 6 tháng đầu năm và thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2020, tổ chức sáng ngày 2/7.

Ông Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị

Hàng lậu, hàng giả vẫn tiềm ẩn

Ông Hà Trung Cang - Phó Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - cho biết, từ đầu năm đến nay, mặc dù bị giãn cách xã hội do dịch Covid -19 nhưng các đội QLTT thường xuyên kiểm tra các chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh, qua đó xử lý nhiều trường hợp vi phạm và tái phạm nhiều lần, phát hiện số lượng lớn hàng lậu, hàng giả nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc.

Theo ông Cang, hoạt động kinh doanh, vận chuyển, chứa trữ hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn thành phố diễn biến ngày càng phức tạp. Tình trạng nhiều doanh nghiệp (DN) thuê mặt bằng kho của các công ty lớn để làm nơi cất giấu hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng diễn ra rất nghiêm trọng. Gần đây, lực lượng QLTT thành phố thường xuyên kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa nhập lậu trên các chuyến bay nội địa, tuyến đường sắt Bắc - Nam với số lượng lớn được các chủ hàng ủy thác cho các DN vận tải, do đó hàng hóa bị bắt giữ phần lớn đều không tìm được chủ sở hữu.

Tình hình vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ các tỉnh Tây Ninh, Long An đi qua địa bàn giáp ranh vào các quận nội thành của thành phố và đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu để tiêu thụ vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát. Thuốc lá lậu được cất dấu trong bao tải, cốp xe, thùng hàng vận chuyển chủ yếu bằng xe du lịch 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ tập kết tại các địa bàn giáp biên giới để chuyển vào nội địa với số lượng lớn. Trong quá trình vận chuyển thường xuyên thay đổi biển số xe và thời gian vận chuyển để tránh việc kiểm tra.

Lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh phát hiện một kho hàng kinh doanh trái phép khẩu trang y tế

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 8.929 vụ chuyên ngành và liên ngành, giảm 4.689 vụ (giảm 34,43%) so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 1.418 vụ vi phạm. Số vụ và tang vật xử lý giảm so với trước do dịch Covid -19, lực lượng QLTT hạn chế việc kiểm tra cơ sở kinh doanh, tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Về hàng hóa nhập lậu, Cục QLTT thành phố đã phát hiện 299 vụ vi phạm, đã tạm giữ 711.832 đơn vị sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc tân dược, đồ chơi trẻ em, điện thoại di động, giày dép, thuốc lá, tổng trị giá hàng vi phạm hơn 29,7 tỷ đồng.

Hàng không rõ nguồn gốc phát hiện 143 vụ vi phạm, tịch thu hơn 2,6 triệu đơn vị sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ y tế, thiết bị điện, đồ ngũ kim, dụng cụ nhà bếp, hàng gia dụng, giá trị hàng vi phạm hơn 2 tỷ đồng. Hàng giả phát hiện 363 vụ vi phạm, trong đó có 251 vụ vi phạm về giả mạo nhãn hiệu. Hàng giả bị thu giữ gồm 248.094 đơn vị sản phẩm gồm mắt kính, đồng hồ, giày dép, quần áo, mỹ phẩm, trang sức, hàng điện tử… trị giá hàng vi phạm hơn 5,7 tỷ đồng. Riêng mặt hàng thuốc lá, kiểm tra 77 vụ, phát hiện 57 vụ vi phạm, tịch thu 25.518 bao thuốc lá điếu và 15.800 bao thuốc lá điện tử nhập lậu.

Truy tìm đường dây, ổ nhóm hàng lậu để triệt tận gốc

Nhiều cán bộ Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh nhận bằng khen của Bộ Công Thương, UBND TP. Hồ Chí Minh vì có nhiều thành tích trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Bà Nguyễn Ngọc Hải Yến - Phó Phòng Kiểm tra phối hợp chuyên ngành Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - thông tin, lực lượng QLTT thành phố tham gia đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 7.264 vụ, phát hiện 194 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm. Theo bà Yến, thời gian gần đây lực lượng kiểm tra liên ngành đã góp phần kéo giảm tình trạng hàng hóa kém chất lượng, hàng lậu, hàng giả bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, việc kết nối, tiếp nhận thông tin cần xử lý giữa các đơn vị chức năng chống buôn lậu của các tỉnh thành chưa được thường xuyên, liên tục, đôi lúc phản hồi thông tin còn chậm, ảnh hưởng đến công tác xử lý, tổng hợp thông tin, dự báo tình hình diễn biến thị trường.

Để tăng cường sức mạnh nhằm triệt phá hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn, đại diện Phòng Nghiệp vụ tổng hợp Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đề xuất: các đội QLTT cần tập trung rà soát lại địa bàn, nắm chắc diễn biến tình hình của các nhóm hàng hóa trọng tâm, xác định đối tượng kiểm tra, địa chỉ, các tuyến vận chuyển, khu vực chứa trữ, giao nhận hàng hóa và triển khai kịp thời. Tập trung kiểm tra chặt các nhóm mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như hàng điện tử, điện thoại di động, thực phẩm, thực phẩm chức năng, rượu bia, thuốc lá, bánh kẹo, vật tư nông nghiệp. Đối với các đội QLTT có địa bàn giáp ranh với các tỉnh cần tăng cường nắm tình hình, theo dõi chặt các luồng tuyến để bịt đường đi của hàng lậu ngay từ đầu nhằm hạn chế hàng nhập lậu, hàng giả tuồn sâu vào thị trường thành phố.

Lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh kiểm tra và phát hiện nhiều hàng hóa giả mạo nhãn hiệu tại chợ Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Ông Trương Văn Ba cho biết, từ nay đến cuối năm, Cục QLTT thành phố tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT và UBND TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ông Trương Văn Ba chỉ đạo, các đội QLTT rà soát công tác quản lý địa bàn để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác và xuất xứ Việt Nam, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên thị trường; trong thương mại điện tử; tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm và thực hiện có hiệu quả chương trình bình ổn thị trường.

“Mặc dù thời gian giãn cách xã hội đến bốn tháng từ đầu năm đến nay, nhưng lực lượng QLTT thành phố đã xử lý được một số đường dây, ổ nhóm buôn lậu có tính chất chuyên nghiệp qua đường hàng không, đường sắt, đặc biệt là đóng cửa một số kho hàng quy mô lớn chứa hàng nhập lậu trên địa bàn. Để đẩy lùi hàng lậu, hàng giả, các đối tượng cầm đầu đường dây, ổ nhóm, các điểm tập kết, kho bãi chứa trữ hàng lậu sẽ là đối tượng được lực lượng QLTT thành phố quan tâm kiểm soát đặc biệt từ nay đến cuối năm và những năm tiếp theo”, ông Trương Văn Ba nhấn mạnh.

Thế Vĩnh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu