Thứ ba 24/12/2024 00:24

Tổng cục Quản lý thị trường ký hợp tác với Viettel Post trong kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm

Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa tiến hành ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post).

Ngày 27/7, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) trong kiểm tra và xử lý đối với hàng hóa vi phạm quy định của pháp luật gửi qua đường bưu chính trong nước.

Theo nội dung thỏa thuận, nguyên tắc phối hợp giữa hai bên là tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi đơn vị. Đảm bảo trách nhiệm, quyền lợi của các bên trên nền tảng mục tiêu đấu tranh phòng chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vận chuyển qua đường bưu chính; hàng hóa vi phạm về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại khác trong hoạt động bưu chính.

Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường và Viettel Post ký kết thỏa thuận hợp tác

Theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, đây là thời điểm phù hợp cho việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị trong việc kiểm tra và xử lý đối với hàng hóa vi phạm gửi qua đường bưu chính. Lý giải về vấn đề này, Tổng Cục trưởng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Đề án chống gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử đến năm 2025, đây là Đề án rất quan trọng. Do đó, lực lượng Quản lý thị trường xác định mặt trận chống gian lận thương mại trong thời gian tới là thương mại điện tử, trên các sàn giao dịch, nền tảng mạng xã hội...

Tuy nhiên, cũng theo Tổng Cục trưởng, đây là mặt trận mới, khó đối với các lực lượng chức năng bởi xử lý trên mạng sẽ khó khăn phức tạp hơn rất nhiều so với thị trường truyền thống bởi có yếu tố trung gian như dịch vụ thanh toán, hạ tầng, chuyển phát, bưu chính…

"Việc phối hợp Viettel Post giúp nhiệm vụ của mỗi bên được thực thi hiệu quả hơn, đóng góp vào sự phát triển của thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong mua sắm hàng hóa" Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm của Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, ông Hoàng Trung Thành - Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel cho rằng thương mại điện tử hiện đang phát triển rất mạnh. Tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam cao gấp 3 lần mức chung của thế giới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng là bài toán “hóc búa” về mặt quản lý thị trường, quản lý về xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ hay các loại hàng hóa vi phạm khác…

Toàn cảnh lễ ký kết

“Việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Quản lý thị trường với Tổng công ty Cổ phần bưu chính Viettel đặt khởi đầu quan trọng cho dự định của hai đơn vị trong thời gian tới” ông Thành tin tưởng.

Cũng theo ông Thành, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ giao cho Viettel nhiệm vụ xây dựng hạ tầng logistics quốc gia. Tập đoàn Viettel xác định bưu chính, logistics, thương mại điện tử là một trong những trụ tăng trưởng chính của Viettel trong thời gian tới. Đây là cơ hội lớn của Viettel Post đóng góp vào sự tăng trưởng của Viettel nói riêng cũng như ngành thương mại điện tử của Việt Nam nói chung.

Thái Thụy
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm