Thứ tư 27/11/2024 01:24

Thủy điện vừa và nhỏ: Cần xét lại những dự án tiềm năng, hiệu quả

Phát triển quá nhiều thủy điện vừa và nhỏ đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, trước nhu cầu về phát triển nguồn điện sạch nhằm giảm bớt gánh nặng cho nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, nhiều ý kiến cho rằng, nên xem xét lại những dự án thủy điện tiềm năng.

Lợi ích và hệ lụy

Theo ông Đào Duy Tân - Chủ tịch Hội Thủy điện vừa và nhỏ - Năng lượng xanh, về mặt lý thuyết, Việt Nam có thể đạt khoảng 300 tỷ kWh (35.000 MW) từ việc phát triển thủy điện. Đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Ngoài phát điện, các thủy điện còn hỗ trợ cắt, giảm lũ trong mùa mưa bão, cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của người dân vùng hạ du.

Trên thực tế, các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế địa phương với đóng góp trên 30% GDP; tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động, dân trí phát triển, hạ tầng giao thông được cải thiện; thúc đẩy phát triển kinh tế, dịch vụ khác.

Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt thủy điện vừa và nhỏ, thiếu kiểm soát cũng đã gây ra những hệ lụy không nhỏ. Hàng chục nghìn ha đất, rừng bị ngập và tàn phá; sự cộng hưởng của mưa lũ đã ảnh hưởng đến đời sống người dân vùng hạ du; sự yếu kém về năng lực, quản lý của các chủ đầu tư, sự lơ là của cơ quan chức năng địa phương để xảy ra một số sự cố như vỡ đập. Chính các nguyên này khiến người dân “dị ứng” với thủy điện.

Trước tình trạng này, năm 2013, Quốc hội, Chính phủ đã siết chặt quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác công trình thủy điện bằng cách giao Bộ Công Thương rà soát, loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang (395 MW); 418 dự án thủy điện nhỏ (1.174,49 MW); tạm dừng có thời hạn 136 dự án; không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng (375,65 MW) và tiếp tục rà soát 158 dự án thủy điện nhỏ.

Nên xem xét lại

Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu về nguồn điện rất lớn. Theo Quy hoạch Điện VII, đến năm 2020, tổng công suất nguồn đạt khoảng 75.000 MW, trong đó: Thủy điện chiếm 23,1%. Có một thực tế là đến năm 2017, cơ bản nguồn thủy điện lớn của Việt Nam đã khai thác hết, việc phát triển nhiệt điện than đang phải đối mặt với khó khăn về nguồn nhiên liệu và nguy cơ ô nhiễm môi trường. Các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió và sinh khối có chi phí đầu tư cao; mặt khác giá điện thấp nên khó kêu gọi đầu tư trong khi cộng đồng không muốn điện tăng giá. Đây thực sự là bài toán khó đối với ngành điện Việt Nam.

Theo ông Tân, việc loại bỏ các thủy điện ảnh hưởng tới môi trường, xã hội hay những dự án “trục lợi” là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần xem xét một cách đầy đủ, thấu đáo, khách quan, khoa học về những dự án thủy điện vừa và nhỏ tiềm năng, ít ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường, xã hội mà hiệu quả, tránh nhận xét chung chung theo kiểu thủy điện là “tội đồ”.

Đơn cử, doanh nghiệp của ông Tân có 4 dự án thủy điện cột nước thấp từ 10-12 m. Đập nước của những thủy điện này còn thấp hơn đập thủy lợi nên không phải di dân, không tốn nhiều diện tích lòng hồ, không phải chặt phá rừng, lại tận dụng được nguồn nước từ các nhà máy thủy điện lớn đầu nguồn nên hiệu quả kinh tế cao.

Ông Đào Duy Tân - Chủ tịch Hội Thủy điện vừa và nhỏ - Năng lượng xanh:

Để giải bài toán thủy điện vừa và nhỏ, trước hết cần tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ về đầu tư thủy điện; rà soát, nghiên cứu đánh giá lại từng dự án cụ thể. Cần minh bạch trong thông tin, quản lý cấp phép, xây dựng công trình. Chỉ lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực thực sự với những chế tài chặt chẽ, nghiêm minh. Đồng thời xây dựng cơ chế ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, nhất là giá mua điện.

Vũ Sơn

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng