Thứ bảy 16/11/2024 15:25

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Lạc quan với mục tiêu 20 tỷ USD

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Pannakarn Jiamsuchon – Tham tán Thương mại Thái Lan tại Việt Nam - lạc quan với mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD vào năm 2020.

Thưa bà, hàng hóa Thái Lan hiện đang có vị trí rất thuận lợi tại thị trường Việt Nam, vậy yếu tố nào để hàng hóa Thái Lan “chinh phục” được người tiêu dùng Việt?

Việt Nam là thị trường hấp dẫn không chỉ cho doanh nghiệp các nước trong khu vực mà đặc biệt đầy tiềm năng đối với doanh nghiệp Thái Lan. Tuy nhiên, để vào được thị trường này và chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam thì bí quyết của doanh nghiệp Thái Lan đang đầu tư, kinh doanh rất thành công tại đây chính là khẳng định giá trị hàng hóa. Theo đó, các doanh nghiệp Thái Lan luôn coi trọng đầu tư về chất lượng, cải tiến mẫu mã; không ngừng nghiên cứu nhu cầu của thị trường và thiết kế giá thành một cách cạnh tranh nhất.

Người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng hàng Việt

Hiện trong thị trường bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp Thái Lan đang có nhiều lợi thế. Vậy, bà có đánh giá gì về sự cạnh tranh của lĩnh vực này tại Việt Nam trong thời gian tới?

Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ thương mại với nhiều quốc gia, nhất là việc thực hiện các cam kết về Hiệp định Thương mại tự do. Vì vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam theo tôi sẽ có sự cạnh tranh rất lớn. Đối với doanh nghiệp Thái Lan, để trụ được và chiếm lĩnh thị trường luôn phải tuân thủ phương châm tập trung phát triển chất lượng hàng hóa, dịch vụ; không ngừng đổi mới, cải tiến, đầu tư công nghệ sản xuất. Không chỉ có các doanh nghiệp đã thành công, mà hiện có rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam, họ đều coi trọng đến yếu tố chất lượng, uy tín bởi đây chính là cách để họ có thể phát triển lâu dài, bền vững tại Việt Nam.

Bà Pannakarn Jiamsuchon – Tham tán Thương mại Thái Lan tại Việt Nam

Hàng hóa Thái Lan đang được người dân Việt Nam tin dùng, vậy sản phẩm Việt Nam được đánh giá như thế nào tại thị trường Thái Lan, thưa bà?

Thông qua các hoạt động giao thương giữa hai nước, trao đổi hàng hóa hai bên đang diễn ra tích cực. Nhiều sản phẩm Việt Nam đã xuất hiện tại Thái Lan khá lâu và được người tiêu dùng Thái Lan rất yêu thích, đánh giá cao về chất lượng. Mặt khác, nhiều người dân Thái Lan đi du lịch sang Việt Nam cũng rất yêu thích những sản phẩm của Việt Nam, họ đã mua rất nhiều sản phẩm và mang về Thái Lan sử dụng hay biếu tặng. Do đó, người tiêu dùng Thái Lan đang chờ mong hàng hóa của Việt Nam sẽ sang Thái Lan nhiều hơn. Trong đó có một số sản phẩm được người tiêu dùng Thái Lan đặc biệt quan tâm như hoa quả, sản phẩm thủ công truyền thống...

Để tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Thái Lan, Chính phủ hai nước đã tổ chức nhiều chương trình hợp tác, thúc đẩy giao thương thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại của Thái Lan do Bộ Thương mại Thái Lan tổ chức tại Việt Nam.

Tại Thái Lan, chúng tôi có các chương trình xúc tiến thương mại mời các doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia trưng bày các sản phẩm, nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng Thái Lan một cách rộng rãi. Đồng thời, xây dựng, triển khai các hoạt động kết nối cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các lễ hội hàng hóa Việt Nam tại Thái Lan.

Theo bà, mục tiêu kim ngạch thương mại 20 tỷ USD vào năm 2020 giữa hai nước liệu có đạt được?

Thời gian qua, quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Thái Lan đang có sự phát triển rất ấn tượng. Nếu như năm 2009, kim ngạch thương mai hai chiều mới dạt 6 tỷ USD thì đến năm 2018 đã đạt 16,6 tỷ USD. Do vậy, tôi tin tưởng rằng sẽ cân bằng được cán cân thương mại và mục tiêu đạt 20 tỷ USD về kim ngạch thương mại Việt Nam - Thái Lan vào năm 2020 có thể đạt được.

Xin cảm ơn bà!

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp