Thứ hai 23/12/2024 16:48
​EVFTA

Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Italy

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào năm 2018 sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho hợp tác kinh tế, thương mại giữa Italy và Việt Nam. EVFTA là "đòn bẩy" vô cùng quan trọng với cả hai quốc gia, góp phần tăng cường xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư.  
Ảnh minh họa

Đây là nhận định của ông Michele DErcole - Chủ tịch Phòng Thương mại Italy (ICHAM) tại Việt Nam tại Hội thảo "Xúc tiến thương mại Việt Nam - Italy" vừa diễn ra ở Hà Nội. Ông Michele DErcole nhấn mạnh, Việt Nam là thị trường rộng lớn với hơn 90 triệu người tiêu dùng. Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết nhiều FTA song phương với các đối tác lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản. Sự quan tâm của các doanh nghiệp (DN) Italy với Việt Nam sẽ tăng mạnh sau khi EVFTA được ký kết, do các DN Italy đang dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam để tăng sức cạnh tranh.

Tiềm năng cho các DN Italy tại Việt Nam rất rộng mở, bởi Việt Nam đang cần gia tăng giá trị tại các ngành giày dép, may mặc và nông nghiệp, vốn là thế mạnh của Italy. Các DN Italy cũng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh hoặc xuất khẩu sang Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như cơ khí máy móc, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, du lịch, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường...

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam - Italy đạt 4,6 tỷ USD trong năm 2016. 5 tháng đầu năm 2017, con số này đạt trên 2,11 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam hiện là nhà cung ứng lớn thứ 15 và đứng thứ 19 trong các nước xuất khẩu của Italy. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Italy bao gồm điện thoại các loại và linh kiện, cà phê, giày dép, hàng dệt may, thủy sản.

Nhận định về cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Italy, ông David Doninotti - Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại quốc tế Italy (AICE) - cho biết, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, nông sản của thị trường này rất lớn. Đây là cơ hội để các DN Việt Nam có thể thâm nhập thị trường Italy với dân số hơn 60 triệu dân và là cầu nối quan trọng tới thị trường 500 triệu dân của châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông David Doninotti, khi vào thị trường Italy, có một số điều các DN Việt cần lưu ý là thuế giá trị gia tăng tại Italy rất cao, lên tới 22% ở hầu hết các sản phẩm. Vì vậy, các DN Việt cần tính toán kỹ giá thành của sản phẩm để xuất khẩu cho phù hợp. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Italy cũng như quy định của nước này rất khắt khe đối với bao bì, nhãn mác sản phẩm. Theo đó, để thâm nhập thị trường này, các DN phải bảo đảm chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe của EU. Bởi người Italy vẫn chưa biết nhiều tới Việt Nam hay hàng Việt Nam. Nếu hàng hóa chất lượng tốt sẽ thuyết phục được người tiêu dùng. "Điều quan trọng là các DN Việt phải tạo được sự tin tưởng cho đối tác vì các doanh nghiệp Italy thường hợp tác lâu dài" - ông Michele DErcole nhấn mạnh.

Các DN Italy đang dành sự quan tâm rất lớn với thị trường Việt Nam. Dự kiến quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Nguyễn Hường

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam