Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với khu vực phía Nam bang Gujarat - Ấn Độ

Từ ngày 1-2/7, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức chương trình xúc tiến thương mại tại TP.Surat, bang Gujarat, Ấn Độ và dự Hội nghị thường niên của SGCCI.
Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nguyên vật liệu dệt may và thời trang Việt Nam - Ấn Độ Mời tham dự webinar:“Một số lưu ý trong đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng với đối tác Ấn Độ”

Tham dự diễn đàn thảo luận chuyên đề về cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư giữa khu vực phía Nam Gujarat với Việt Nam có lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam Gujarat, khoảng 50 doanh nghiệp là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp trong các lĩnh vực dệt may, dược phẩm, hóa chất, sản xuất kim cương, phân bón, năng lượng tái tạo …

Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với khu vực phía Nam bang Gujarat - Ấn Độ
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ

Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ đã trình bày tổng quan về quan hệ chính trị ngoại giao, hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư giữa hai bên trong suốt chiều dài lịch sử vừa qua. Bang Gujarat là quê hương của Ngài Mahatma Gandhi, người đã cùng Bác Hồ đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Gujarat cũng là quê hương của Thủ tướng Ấn Độ đương nhiệm Narendra Modi đã đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ lên mốc cao lịch sử mới “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Quan hệ thương mại, đầu tư với Gujarat cũng có nhiều điểm sáng khi Tập đoàn Adani đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực cảng biển, cảng hàng không, dịch vụ hậu cần logistics và năng lượng tái tạo với số vốn cam kết lên tới 10 tỷ USD.

Surat là một thành phố của bang Gujarat, miền tây Ấn Độ, nằm ở cửa sông Tapti, gần với biển Ả Rập nơi đây từng là một cảng biển lớn, sầm uất nhất khu vực. Surat hiện là trung tâm thương mại và kinh tế phía Nam Gujarat, và là một trong những khu vực đô thị lớn nhất của miền tây Ấn Độ. Đây là thành phố lớn thứ hai ở Gujarat sau Ahmedabad và là thành phố lớn thứ tám về dân số.

Surat được mệnh danh là thành phố dệt may lớn thứ 2 của Ấn Độ, thế mạnh của ngành công nghiệp dệt may của Surat như sản xuất sợi, dệt, chế biến, thêu ren. Surat cung cấp khoảng 90% sợi polyester cho toàn Ấn Độ và khoảng 65% sản lượng vải xơ sợi nhân tạo (Man - made fabrics).

Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với khu vực phía Nam bang Gujarat - Ấn Độ

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp phía Nam Gujarat (SGCCI) tặng quà lưu niệm cho Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Các công ty dệt tại Surat trang bị máy móc và công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Đức và các nước châu Âu nên cho chất lượng, năng suất cao và thân thiện với môi trường. Theo phòng thương mại và công nghiệp Nam Gujarat, tất cả nước sử dụng cho ngành công nghiệp dệt tại Surat là lấy từ nguồn nước thải của thành phố qua xử lý, không lấy từ nguồn nước ngầm.

Surat, nổi tiếng với nghề cắt và đánh bóng kim cương, được mệnh danh là Thành phố kim cương của Ấn Độ. Khoảng 80-90 % lượng kim cương trên thế giới được sản xuất, cắt hoặc đánh bóng ở Surat, doanh thu hàng năm đạt 24 tỷ USD.

Tại diễn đàn các bên chia sẻ về khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp thành phố Surat và các doanh nghiệp Việt Nam trên lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và tiềm năng gồm dệt may, hóa chất, xây dựng thành phố thông minh, xử lý chất thải, hợp tác sản xuất đồ trang sức từ kim cương.

Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với khu vực phía Nam bang Gujarat - Ấn Độ
Hội nghị thường niên lần thứ 83 của Phòng Thương mại và Công nghiệp phía Nam Gujarat (SGCCI)

Phòng Thương mại và Công nghiệp phía Nam Gujarat (SGCCI) được thành lập năm 1940, là một trong những Phòng Thương mại lâu đời nhất tại Ấn Độ, Tại hội nghị thường niên lần thứ 83, SGCCI đã công bố “Sứ mệnh Kết nối toàn cầu 84 – Global Connect 84” với sứ mệnh kết nối với 84 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như kết nối với 84 Đại sứ quán, cơ quan đại diện ngoại giao tại Ấn Độ; kết nối với 84 cơ quan đại diện của Ấn Độ tại nước ngoài, kết nối với 84 Phòng Thương mại và Công nghiệp tại Ấn Độ nhằm mang lại các hợp đồng kinh tế hoặc thỏa thuận hợp tác kinh doanh đạt 84.000 Crore Rupi (khoảng 10 tỷ USD).

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đang phối hợp với SGCCI tổ chức các đoàn sang Việt Nam và các buổi webinar, kết nối doanh nghiệp trực tuyến. Các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến cơ hội xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may, sản phẩm hóa dầu, sắt thép, hóa chất, cao su tự nhiên, sản phẩm nông nghiệp, phân bón, năng lượng tái tạo, sản xuất đồ trang sức, hợp tác trong lĩnh vực cắt và đánh bóng kim cương, công nghiệp phụ trợ… gửi thông tin tới Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ qua địa chỉ email: [email protected]; [email protected]./.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Doanh nghiệp lưu ý quy định dán nhãn năng lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Singapore

Hội chợ quốc tế Algiers 2024, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu

Hội chợ quốc tế Algiers 2024, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu

Biến động giá có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu hạt tiêu sang Pakistan

Biến động giá có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu hạt tiêu sang Pakistan

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với tỉnh Annaba của Algeria

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với tỉnh Annaba của Algeria

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Mời tham dự Hội chợ “Triển lãm Thực phẩm Annapoorna Inter Food 2024” tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ “Triển lãm Thực phẩm Annapoorna Inter Food 2024” tại Ấn Độ

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tăng cường xúc tiến mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tăng cường xúc tiến mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam

Nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Brazil

Nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Brazil

Singapore siết kiểm soát thực phẩm nhập khẩu để bảo vệ người tiêu dùng trong nước

Singapore siết kiểm soát thực phẩm nhập khẩu để bảo vệ người tiêu dùng trong nước

Hiệp định EVFTA giúp nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam - Latvia

Hiệp định EVFTA giúp nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam - Latvia

Triển lãm hàng hóa, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn quốc tế Ấn Độ 2024 (IHE)

Triển lãm hàng hóa, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn quốc tế Ấn Độ 2024 (IHE)

Cách nào mở rộng thị phần xuất khẩu chè sang Pakistan?

Cách nào mở rộng thị phần xuất khẩu chè sang Pakistan?

FRANCOPHONE-EAT 2024 tại Singapore: Hoạt động xúc tiến thương mại lồng ghép với ngoại giao văn hóa

FRANCOPHONE-EAT 2024 tại Singapore: Hoạt động xúc tiến thương mại lồng ghép với ngoại giao văn hóa

Mời tham dự Hội chợ Thực phẩm hữu cơ BIOFACH tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ Thực phẩm hữu cơ BIOFACH tại Ấn Độ

Xem thêm