Thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Hai bên đồng ý hợp tác nhằm thúc đẩy việc gia nhập và thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam, thông qua một khuôn khổ hợp tác giữa Bộ LĐ-TB&XH và ILO Việt Nam, đảm bảo sự tham gia của đại diện người lao động, người sử dụng lao động trong suốt quá trình này.

Thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam
Việt Nam tích cực thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế

Nội dung hợp tác bao gồm: Nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn lao động quốc tế, tăng cường nội luật hóa, thực thi các công ước của ILO mà Việt Nam đã gia nhập, thúc đẩy năng lực quốc gia thực hiện và báo cáo việc thực thi các công ước đã phê chuẩn, theo dõi, đánh giá việc thực thi, đề xuất đưa ra khuyến nghị gia nhập thêm các công ước khác.

Việc ký kết Bản ghi nhớ là tiền đề quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Bộ LĐ-TB&XH và Văn phòng ILO tại Việt Nam, để thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và xã hội, đồng thời khẳng định việc hội nhập ngày càng sâu rộng, thực chất của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi, đặc biệt về các vấn đề liên quan đến lao động”, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Đồng tình với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Giám đốc ILO Việt Nam - tiến sỹ Chang-Hee Lee - cho rằng, việc ký kết Bản ghi nhớ thể hiện cam kết của Việt Nam nhằm hiện đại hóa pháp luật lao động và xã hội theo hướng phù hợp với các nguyên tắc phổ quát được đề cập trong các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu trong số các nước ASEAN thúc đẩy tiêu chuẩn lao động quốc tế. Tôi tin điều này sẽ giúp nâng tầm xã hội – một yếu tố cần thiết để Việt Nam có thể hướng tới trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao”, tiến sỹ Chang-Hee Lee nói.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã gia nhập 25 công ước của ILO, bao gồm 7 trong tổng số 8 công ước cơ bản liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Theo Bản ghi nhớ, Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu việc gia nhập thêm các công ước của ILO phù hợp với yêu cầu, điều kiện và thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Kể từ năm 1919, ILO đã, đang duy trì, phát triển một hệ thống các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhằm đặt ra các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay, các tiêu chuẩn lao động quốc tế trở thành một cấu phần quan trọng của khung khổ quốc tế, nhằm đảm bảo tự do thương mại đi đôi với bảo vệ các quyền lao động cơ bản được đề cập tới trong Tuyên bố năm 1998 của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.

Các tiêu chuẩn lao động quốc tế được xây dựng bởi đối tác ba bên của ILO, bao gồm chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động. Tiêu chuẩn lao động quốc tế tồn tại theo hình thức Công ước (hoặc Nghị định thư) - là những hiệp ước quốc tế mang tính ràng buộc về pháp lý khi được quốc gia thành viên phê chuẩn, hoặc dưới dạng khuyến nghị - là những hướng dẫn không mang tính ràng buộc.

Sau khi trở thành thành viên của ILO từ năm 1992 đến nay, Việt Nam tích cực thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế, hoàn thiện thể chế quản trị thị trường lao động… Cùng với gia nhập các công ước, Việt Nam cũng thể hiện sự nghiêm túc trong việc nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế được đề cập trong công ước vào hệ thống luật pháp quốc gia. Việc Việt Nam đạt được những bước tiến lớn trong việc phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO cũng như việc sửa đổi Bộ Luật Lao động đã thể hiện thiện chí và những nỗ lực có hiệu quả trong hội nhập các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Việc Việt Nam phê chuẩn ngày càng nhiều công ước của ILO có thể dẫn đến điều kiện làm việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn và sự phồn thịnh được chia sẻ công bằng, góp phần mang lại phát triển bền vững.

Trong giai đoạn 2021-2030, Việt Nam dự kiến nghiên cứu đề xuất gia nhập thêm 15 công ước của ILO, trong đó bao gồm một công ước cơ bản về tự do hiệp hội.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 16/5/2024: Hà Nội ngày nắng, có lúc mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 16/5/2024: Hà Nội ngày nắng, có lúc mưa rào và dông

Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Trao quà hỗ trợ người lao động Mỏ than Phấn Mễ

Trao quà hỗ trợ người lao động Mỏ than Phấn Mễ

Thủ đoạn lừa đảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tinh vi

Thủ đoạn lừa đảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tinh vi

Sửa một số quy định về phòng cháy, chữa cháy

Sửa một số quy định về phòng cháy, chữa cháy

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Khởi công xây dựng dự án Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Khởi công xây dựng dự án Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Chuyện về người được Đảng, Bác Hồ giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn

Chuyện về người được Đảng, Bác Hồ giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn

9 đối tượng được tăng lương hưu, mức tăng lương hưu sau cải cách tiền lương

9 đối tượng được tăng lương hưu, mức tăng lương hưu sau cải cách tiền lương

Áp dụng nông nghiệp tái sinh: Tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Áp dụng nông nghiệp tái sinh: Tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Cần gói giải pháp tổng thể, đột phá để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đường sắt đô thị

Cần gói giải pháp tổng thể, đột phá để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đường sắt đô thị

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ khu vực tỉnh Lào Cai

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ khu vực tỉnh Lào Cai

Nâng cao chất lượng Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tạo hiệu ứng tốt

Nâng cao chất lượng Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để tạo hiệu ứng tốt

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến 2 dự thảo Thông tư về chất thải rắn sinh hoạt

Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến 2 dự thảo Thông tư về chất thải rắn sinh hoạt

Thời tiết hôm nay 15/5/2024: Bắc Bộ dễ chịu, Nam Bộ nắng nóng, cả nước xuất hiện mưa dông

Thời tiết hôm nay 15/5/2024: Bắc Bộ dễ chịu, Nam Bộ nắng nóng, cả nước xuất hiện mưa dông

Xem thêm