Chủ nhật 22/12/2024 21:02

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tp. Hồ Chí Minh giảm 28%

Trong 9 tháng/2020 tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) TP. Hồ Chí Minh thu được 3,25 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 28% tổng vốn so với cùng kỳ năm trước.

Thu hút vốn FDI giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh

Trong 3,25 tỷ USD vốn FDI thu hút được trong 9 tháng/2020 thì đăng ký cấp mới có 719 dự án với vốn đạt 407,4 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước, số dự án giảm 23,6%, vốn giảm 57,1%. Điều chỉnh vốn đầu tư có 163 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 283,8 triệu USD, vốn giảm 41,2% so với năm trước. Góp vốn, mua cổ phần có 2.911 trường hợp với tổng vốn đạt 2.563 tỷ USD, giảm 17% so với năm trước.

3 lĩnh vực đang được TP. Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư gồm phát triển đô thị thông minh, phát triển khu đô thị sáng tạo và tương tác cao phía Đông và xây dựng trung tâm tài chính

Ngành thương nghiệp dẫn đầu vốn đăng ký trong 9 tháng với 751,1 triệu USD, chiếm đến 23,1%; hoạt động kinh doanh bất động sản 726,8 triệu USD, chiếm 22,3%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 685,5 triệu USD, chiếm 21,1%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 411,4 triệu USD, chiếm 12,6%...

Đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư, điều chỉnh tăng vốn và góp vốn mua cổ phần trong 9 tháng/2020. Trong đó, Singapore 813,5 triệu USD, chiếm 25%; Hàn Quốc 515,8 triệu USD, chiếm 15,9%; Nhật Bản 374,2 triệu USD, chiếm 11,5%...

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc đi lại của các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, cũng như các quyết định đầu tư mới, mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng khó khăn từ dịch bệnh sẽ tác động làm giảm thu hút vốn FDI là điều khó tránh khỏi.

Lấy lại đà tăng thu hút vốn FDI hậu dịch bệnh

Theo ông Dương Anh Đức- Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để đón cơ hội thu hút vốn FDI trong bối cảnh mới, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN, nhà đầu tư.

Đến nay, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan để thảo luận và tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính. Đồng thời, khai thác chương trình chuyển đổi số, phát huy hiệu quả các dịch vụ trực tuyến công. Qua đó, để tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho các DN, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư…

Ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh chia sẻ việc dịch chuyển, tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu là xu hướng, đặc biệt tăng tốc sau đại dịch đây sẽ là cơ hội tốt để tăng tốc thu hút đầu tư trong thời gian tới. Song quá trình chuyển dịch sẽ kéo dài nhiều năm chứ không thể một sớm, một chiều. Vì thế, nền kinh tế cần phải chuẩn bị thật tốt các điều kiện để tham gia vào chuỗi cung ứng mới toàn cầu như cạnh tranh về năng suất, yếu tố sản xuất đầu vào như giá nguyên liệu, chi phí nhân công, năng lực chuỗi cung ứng nội địa... Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng thể chế minh bạch, chất lượng nguồn nhân lực, môi trường cạnh tranh lành mạnh, tiềm lực khoa học công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo... để thu hút các nhà đầu tư lớn.

Đặc biệt, trong bối cảnh thu hút đầu tư mới, hiện nay 3 lĩnh vực đang được TP. Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư gồm đô thị thông minh, phát triển khu đô thị sáng tạo phía Đông và xây dựng trung tâm tài chính. Theo UBND TP, việc hình thành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP đã được Chính phủ và các bộ, ngành trung ương ủng hộ. Các dự án đầu tư này cũng cần các nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính mạnh.

Theo Bà Mary Tarnowka- Giám đốc điều hành của AmCham Việt Nam đánh giá Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng nhanh chóng kiểm soát tốt dịch bệnh và nay chuyển sang giai đoạn phục hồi nền kinh tế, đây là điều kiện hết sức thuận lợi, củng cố và gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài khi đưa nguồn vốn vào Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 73,5% kế hoạch

Thu ngân sách nhà nước 11 tháng tăng 16,1%

Hơn 31,8 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong 11 tháng

Nâng cao chất lượng quản trị, ''chìa khóa'' tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI