Thanh Hóa: Thúc đẩy sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp hàm lượng cao, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa Phạm Bá Oai cho biết, sẽ thúc đẩy sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp có hàm lượng cao, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.
Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển nhanh và bền vững Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm ước tăng 7,49%

PV: Xin ông cho biết, kết quả đã đạt được về sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong nửa nhiệm kỳ qua?

Ông Phạm Bá Oai: Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh, lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã và đang tiếp tục tăng trưởng đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế của địa phương. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp của Thanh Hóa năm 2021 tăng 18,1%; năm 2022 tăng 15,59% và trong điều kiện cực kỳ khó khăn của suy thoái kinh tế toàn cầu, thì năm 2023 dự kiến vẫn tăng trên 8% (cao hơn mức bình quân của cả nước).

Thanh Hóa: Các giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp hàm lượng cao
Ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Thanh Hóa tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2023

Giá trị gia tăng lĩnh vực sản xuất công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (năm 2015 chiếm 9,8%, 2020 chiếm 29,1% và đến năm 2023 dự kiến chiếm 37,5% trong cơ cấu GRDP của tỉnh); Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 dự kiến đạt 195.000 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ.

PV: Những kết quả đã đạt được về sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua rất đáng ghi nhận, vậy vai trò của Sở Công Thương công tác tham mưu cho tỉnh như thế nào thưa ông?

Ông Phạm Bá Oai: Cùng với cả tỉnh, ngành Công Thương cũng đã tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND để tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao từ đầu nhiệm kỳ, điển hình như: hoàn thành đầu tư cấp điện cho 38 thôn, bản còn lại chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh, trước 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết.

Sở Công Thương Thanh Hóa đã tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026.

Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 506/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và hoàn thành công tác tham mưu ban hành các thể chế thuộc trách nhiệm khác của ngành.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương đã thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng sản xuất của từng nhóm hàng, ngành hàng để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Sở Công Thương cũng đã tích cực phổ biến, hướng dẫn những nội dung của các hiệp định thương mại tự do mới ký kết để nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp, tập trung nắm bắt khó khăn cho doanh nghiệp, đưa dự án sản xuất công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương sớm vào hoạt động để có sản phẩm mới, đồng thời tiếp tục xúc tiến đầu tư, phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

PV: Xin ông cho biết về những hạn chế, tồn tại trong phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong nửa nhiệm kỳ qua và nguyên nhân?

Ông Phạm Bá Oai: Dù giá trị tăng nhưng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp có xu hướng giảm; các sản phẩm công nghiệp trong tỉnh chủ yếu là gia công và sơ chế. Chưa thu hút được nhiều dự án công nghiệp lớn, công nghiệp công nghệ cao.

Việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp có biểu hiện chậm lại, tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp rất chậm và thiếu đồng bộ; Một số cụm công nghiệp cơ bản hoàn thành hạ tầng thì ngành nghề quy định trong cụm chưa phù hợp khó thu hút đầu tư thứ cấp.

Thanh Hóa: Các giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp hàm lượng cao
Nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư. Ảnh minh họa

Sở Công Thương nhìn nhận các hạn chế do nguyên nhân khách quan là rất lớn, nhưng chúng ta cũng cần đánh giá xác đáng về nguyên nhân chủ quan, đó là: Chủ trương đã rõ, chỉ đạo quyết liệt, nhưng hiệu quả tổ chức thực hiện cụ thể chưa cao; quy hoạch nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng vẫn thiếu mặt bằng sạch, hạ tầng không đồng bộ, khó khăn cho thu hút đầu tư; thủ tục hành chính còn phức tạp, các quy định của pháp luật chồng chéo, thậm chí còn trái chiều, gây khó khăn cho thực thi và quản lý. Bên cạnh đó, các chính sách đã ban hành rất nhiều, nhưng thụ hưởng chính sách rất ít, chính sách trung ương ban hành nhưng nguồn lực và thủ tục để thực hiện rất khó khăn.

PV: Xin ông cho biết, Thanh Hóa đã có những giải pháp như thế nào để phát triển các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao?

Ông Phạm Bá Oai: Với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về phát triển công nghiệp, Sở Công Thương đã đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Cụ thể, đối với công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu và cụm công nghiệp, cần chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh và các quy hoạch cấp quốc gia; chú trọng công tác rà soát, điều chỉnh để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch cấp dưới phù hợp với quy hoạch cấp trên, các loại Quy hoạch phải đồng bộ, công khai minh bạch để nhà đầu tư chủ động tìm hiểu cơ hội đầu tư. Các địa phương ưu tiên phân khai, bố trí quỹ đất cho phát triển công nghiệp trong kế hoạch sử dụng đất.

Thanh Hóa: Thúc đẩy sản phẩm công nghiệp mới, công nghiệp hàm lượng cao, tạo động lực tăng trưởng kinh tế
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạo mặt bằng sạch, hạ tầng đồng bộ, nhất là Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng và các khu công nghiệp trong khu kinh tế Nghi Sơn để thu hút các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tiềm năng. Định hướng thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp mới, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao để hình thành các khu, cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị, từ đó có các cơ chế ưu đãi, khuyến khích mang tính đột phát để thu hút đầu tư tạo động lực tăng trưởng mới cho tỉnh.

Đối với công tác thu hút đầu tư, cần đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo định hướng có trọng tâm, trọng điểm theo địa bàn và theo lĩnh vực. Thực hiện tốt công tác lựa chọn, chấp thuận chủ trương đầu tư đảm bảo lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm, sử dụng công nghệ mới nhất, hiện đại và tiên tiến nhất để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh; kiên quyết không chấp thuận các dự án có công nghệ lạc hậu và ảnh hưởng môi trường sinh thái, sức khỏe nhân dân.

Cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, thân thiện môi trường, hạn chế thâm dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, hướng tới sản xuất theo chuỗi giá trị và sản xuất tuần hoàn; ban hành các cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư các sản phẩm như: công nghiệp hóa dược, hóa chất, chế tạo máy, sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, vật liệu polyme tiên tiến, công nghệ vi sinh, chế phẩm nông nghiệp, chế biến sâu nông sản, khoáng sản...

Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư hỗ trợ phát triển công nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, thu hút nguồn lực hợp pháp của xã hội, tạo đột phá về thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng, nhất là hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Đối với công tác chỉ đạo điều hành, đề nghị các ngành, các cấp cần quán triệt quan điểm ưu tiên phát triển công nghiệp và phải thực sự xác định phát triển công nghiệp là “trụ cột” của phát triển kinh tế, cùng với phát triển nông nghiệp là “nền tảng” trong quá trình chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế của tỉnh.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Ngành cơ khí chế tạo: Làm chủ công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Ngành cơ khí chế tạo: Làm chủ công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Thương mại - trụ cột cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Thương mại - trụ cột cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trao Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Vững vàng vượt thách thức

Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Gia tăng hiệu quả công tác khuyến công: Địa phương khu vực phía Bắc mong muốn gì?

Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Thép Việt Nam ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp thép thế giới

Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Các địa phương khu vực phía Bắc phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Xem thêm